As the sun rose over the Tonkin Gulf, fishing boats ventured out onto the sparkling sea. Behind them lay the verdant coast, sharply outlined in the clear morning light. Fishermen came here regularly to cast their nets, taking advantage of the rich waters near the mouth of the Gianh River, about 40 kilometers miles north of Dong Hoi, North Vietnam's southernmost town of any note. But this was wartime, and the peaceful appearance was merely a facade. A kilometer upriver, on the south bank. lay Quang Khe naval base, home to part of Hanoi's fledgling coastal defense fleet.
On 16 May 1962. the scene looked much the same as on any other day. No one suspected that just below the surface lurked an American submarine, the U.S.S.Catfish, carefully watching the naval base. A few days earlier, the submarine had sailed from the Philippines toward the mouth of the Gianh River on a mission codenamed WISE TIGER. Remaining in international waters, the Catfish was collecting data on Hanoi's fleet. The submarine was interested in Swatow gunboats, a Chinese-made vessel that formed the backbone of the North Vietnamese navy. Measuring 83-feet long, the boat packed up to three 37mm automatic cannons, two twin 14.5mm heavy machine guns, and eight depth charges. With a crew of 30, a Swatow could travel at 28 knots and use its surface-search radar to detect incoming boats. A trio of Swatows was thought to be harbored at Quang Khe. After patient monitoring, the Catfish confirmed the presence of all three and sent word back to Manila. This was then relayed to Saigon. where the CIA was finalizing plans for a bold maritime strike against the gunboats.
This mission was long in coming. Back in March 1961, the CIA had first proposed sabotaging North Vietnamese ports as part of a diverse covert warfare menu forwarded to president John F. Kennedy. The scheme lay dormant until the early spring of 1962, when Hanoi's increasing aggressiveness in both South Vietnam and neighboring Laos prompted Washington to re-examine its options. Frustrated by North Vietnamese involvement in the burgeoning southern insurgency, especially its expansion of the Ho Chi Minh Trail, the Kennedy administration groped for some way to react. Using covert action to send signals would become an increasingly common tool as the war escalated.
Maritime operations were nothing new to the CIA. Beginning in 1951, the Agency had frequently used motorized junks and Taiwanese commandos to strike at the Chinese mainland, and during the Korean War, had deployed sabotage teams along the northern half of the peninsula. Adapting this experience to a North Vietnamese setting, the CIA case officers in Saigon envisioned a motorized junk making its way up the coast, and from there deploying a team of commandos to steal up the Gianh River and set charges against the Swatows.
In April 1962, the CIA secured loan of Four Taiwan trained commandos. Code named Team VULCAN, they were brought to Danang and trained in planting limpet mines on the hulls of boats. The following month, after receiving confirmation of the gunboats' presence from the Catfish, the CIA decided to make a trial run. VULCAN and 10 crewmen loaded into the Agency's specially outfitted junk, Nautilus 2, and headed up the coast. Anchoring off the mouth of the Gianh River, the commandos sneaked to shore in a raft for a beach reconnaissance. After looking around for signs of activity, they returned to the junk. No one had seen them.
Borrowed Commandos
Captain Ha Ngoc Oanh, known by his call sign, Antoine, looked around the table at the four VULCAN commandos. A two-year veteran of the covert war, this was the first team under his direct supervision. When the final order to attack the Swatows came on 28 June, he scheduled this final briefing. Joined by a pair of CIA officers, Antoine translated instructions into Vietnamese, aided by aerial photos of Quang Khe taken just a few days earlier. On the wall behind him was a map of the naval base marked with avenues of approach and retreat. The commandos listened closely. From the junk, they would switch to a smaller wooden boat and head to the river mouth. Since there were three Swatows at Quang Khe, only three frogmen would enter the water and swim the rest of the way using scuba gear. The fourth combat swimmer, Nguyen Chuyen, would remain on the boat as backup. They would target one boat apiece, planting a limpet mine below the water line near the engine, then swim back to the boat.
On the night of 29 June, Team VULCAN boarded the junk along with a dozen crewmen and cast off. Sailing through the night and all the next day, Nautilus 2 blended with other junks at sea. The following night they closed on their objective. Darkness cloaked the coastline. Just before midnight on 30 June, they cut both engines. Two crewmen lowered a small motorized launch into the gentle swells, then climbed in. The VULCAN commandos, dressed in scuba gear and each clutching a limpet mine, joined them. As its small outboard coughed to life, the skiff slowly parted from the junk.
Fifteen minutes later, Le Van Kinh, one of commandos, could clearly see the shores the Gianh River. In the darkness, the VULCAN members set their mines to detonate in two hours -- sufficient time for them swim in, plant the charges, and get back to the skiff. Kinh put on his mask, cleared his mouthpiece, and slipped into the water. He was soon joined by two other commandos, Nguyen Van Tam and Nguyen Huu Thao. They quietly adjusted their masks and mouthpieces and entered the sea.
The swimmers reached the North Vietnamese base about 45 minutes later and set about their work. In the oily water, Nguyen Huu Thao was in the process of fixing his limpet mine to a Swatow's hull. Hearing a commotion on the deck above, he apparently panicked - and the mine exploded in Thao's hands. What had been a stealthy raid was now a race for survival.
Kinh, the first commando in the water, had managed to place his mine without incident. Twenty meters from the Swatow, he surfaced to get his bearings. It was at that same moment that Thao's limpet detonated in a blinding flash. The shock wave hit Kinh on the back of the skull, then slammed into the rest of his body. As his limbs went numb, he floated helplessly on the surface. Kinh saw that the Swatow was badly damaged, but he also knew that the North Vietnamese would soon be swarming about the base.
In the skiff, Nguyen Chuyen and the two crewmen watched as the explosion lit up the night. It took only moments for the North Vietnamese to spot the bobbing boat silhouetted in the smoke and flames. Frightened by the sound of revving Swatow engines and fearing the worst, the men did not wait around to see what would happen next. Their own engine coughed to life and the little boat turned tail for the open sea. In the stern, Chuyen raised a machine gun and fired long bursts toward his pursuers. The North Vietnamese fired back, and by the time the little boat reached the junk, Chuyen was hit and bleeding
Alone in the water, Kinh had little time to think. In pain, he kicked toward shore and rolled out of the water into a bush. Peeling off his tanks and wetsuit, he planned to hide until the commotion subsided, then try to swim south. It was not to be. Within an hour, North Vietnamese patrols found him. Beating Kinh almost senseless, they marched him off for interrogation. Blindfolded, he managed a smile as the sound of a second limper detonation rumbled in the distance.
Nguyen Van Tam, the third swimmer, had only slightly better luck. After placing his limpet. he headed back toward the skiff. Then the first mine detonated prematurely and he suddenly found himself abandoned in the middle of the river. Tam spied a boat lying at anchor nearby and silently swam alongside. Hoping to creep out to sea unnoticed, he climbed over the gunwale-and into the arms of some North Vietnamese militiamen.
Sinking Ships
Quang Khe erupted into action. Holed by the first limpet, Swatow 185 was taking on water fast. In the confusion, one gun- boat, Swatow 161, took to sea after the escaping skiff.. Throttling up its engines, the gunboat surged into the bay looking for the culprits and soon spotted the little wooden boat. Tailing it back to the junk, the Swatow bore down on its quarry with guns blazing. Far from helpless, the crew of the Nautilus2 aimed machinegun fire at the gunboat in their wake. For the next three hours they kept the Swatow at bay as they ran south along the coast. At 0600 hours, however, gunfire from the North Vietnamese vessel struck the junk's engine compartment. With Nautilus 2 dead in the water, the circling Swatow pummeled it to matchwood. Nguyen Chuyen, the frogman who had earlier escaped in the skiff, and one other crewman died in the exchange.
As the Swatow picked its way among the floatsom, 10 surviving South Vietnamese were plucked from the water and blindfold ed. Unknown to the gunboat crew, an 1lth crew member, Nguyen Van Ngoc, was hiding in the junks partially submerged cabin. Clinging to the wreckage, he floated south toward the 17th Parallel, where he was spotted by a patrolling aircraft and rescued.
On 21 July. Hanoi placed the captured commandos and crew before a jury. Receiving sentences of up to life in prison, the somber commandos headed for their cells. Photos of their captured equipment were splashed across English-language publications coming out of Hanoi, and one of the commandos was even coerced into making a public condemnation of the program.
Try, Try Again
Despite the failure, there would be other operations. CIA headquarters sent a new man. Tucker Gougleman, to shape up the the maritime program. A seasoned paramilitary operative, Gougleman was a U.S. Marine Corps veteran of the Pacific campaign who walked with a permanent limp courtesy of a Japanese bullet. This handicap had not pre vented him from transferring to the CIA, where he spent the Korean War conducting strikes along the embattled peninsula.
Gougleman could not have been pleased with the operation he took over. The CIA had half a dozen junks in Danang - and no qualified commandos. That fall the Agency put out a call for combat swimmers, and by November 1962 more than four dozen volunteers had been assembled at makeshift camps strung along the Danang waterfront. But without qualified teachers and training facilities, instruction proceeded at glacial speed.
Gougleman's arrival quickly improved things. Shortly after he took over, a team of U.S. Navy Sea, Air, Land (SEAL) commandos were detailed to Danang for support, making Gougleman's job much easier. Two SEAL officers and 10 enlisted men spent six months training the South Vietnamese, and by late summer 1963, four action teams were ready, each made up of civilian agents combined with a handful of former South Vietnamese army sergeants. One of them, NEPTUNE, was qualified in scuba. Another, CANCER, consisted almost entirely of ethnic Chinese Nungs.
Gougleman now had plenty of commandos, but he still had a problem with his boats. Although the North Vietnamese navy paled in comparison to the South Vietnamese, Hanoi's gunboats both outgunned and outpaced the CIA's motorized junks. Clearly, Gougleman needed a better vessel to get his men to and from their target.
The search for such a boat dated back to 1959 when the U.S. Navy began looking for something to replace its aging WWII torpedo boats. One of the top choices was the Norwegian Nasty-class patrol boat. Built by Westermoen in Mandel, Norway, the Nasty was one of the fastest and most reliable patrol boats of its day. Its superior performance came from two diesel Napier engines which could propel the 24-meter, 80-ton mahogany and fiberglass hull at speeds of more than 40 knots. Packing a wide range of light weapons, it could cover 1,600 kilometers without refueling. Best of all, its foreign manufacture afforded plausible deniability for covert operations.
Norwegian Nasty boat undergoing modifications at Subic Bay, Philippines, before being shipped to Danang to run covert operations along the North Vietnamese coast |
President Kennedy, himself a PT boat commander during WWII, liked the idea. On 27 September, Washington cabled approval for the scheme. Acting on this mandate, the U.S. Navy took two of its 1950-vintage, aluminum hulled torpedo boats, PT-810 and PT-811, out of mothballs at the Philadelphia Naval Shipyard to fill the bill until new boats could be sent to South Vietnam. The two aluminum boats, nicknamed "gassers" because their antiquated engines, burned gasoline rather than more efficient diesel, took a couple of months to refurbish. Each was given a 40mm automatic grenade launcher on the bow, a .50-caliber machine gun amidships, and engine muffling to run more quietly. They were also renamed: PTF- 1 and PTF-2 (Patrol Torpedo Boat, Fast, in Navy nomenclature).
The first "fast boats" sent to Vietnam for secret operations were WWII-era PT boats. the PT-810 was re-designated PTF-1 and took part in several operations. |
On 28 June, Admiral George W. Anderson, the Chief of Naval Operations, assigned the boats to the Pacific Fleet's Amphibious Group I, to occur immediately following modifications to their armament. Technicians added two 40mm automatic grenade launchers and two 20mm automatic cannons, plus two 3.5-inch rocket launchers and provisions for up to three flamethrowers. Work was completed by the end of August, and the boats were loaded aboard the transport ship Vancouver- for the journey to San Diego via the Panama Canal.
All this took time, however and the CIA needed to gets its maritime operations back up to speed. Gougleman needed an interim boat to put into immediate operation before the arrival of the Nastys. The answer came from another covert operation, this one in Cuba. Since the 1961 Bay of Pigs disaster the Agency had been authorized to conduct a maritime harassment campaign against Cuban ruler Fidel Castro, and they picked a boat that already was a common sight on the Gulf of Mexico -- a vessel made by Seward Seacraft in Burwick, Louisiana, known as the Swift. Originally designed for oil companies operating in the Gulf's far flung drilling platforms, it was 15 meters long, displaced 20 tons, and had two diesel engines.
The Swifts were still in California undergoing modifications when the call came for boats to handle North Vietnam missions. Three were immediately crated and sent to the Philippines. From there, they were ferried to Saigon. Sailing up the coast to Danang, they were ready for action by October 1963. While the Swifts were a welcome addition to Gougleman's clandestine maritime force, they had one drawback. Though easier to maintain than the temperamental Nastys, they represented an insurmountable leap in technology for the CIA's existing roster of junk crewmen. This put the Agency in a fix. Forbidden from recruiting experienced sailors from the South Vietnamese navy, and also unable to use Americans in order to uphold plausible deniability, there was nobody on hand to operate the boats.
So the CIA turned to foreign experts. As they already had developed good contacts in Oslo during the Nasty purchase, they arranged for three Norwegian civilians to be hired on six-month contracts. Arriving in Danang, they were given the barely disguised codename "Viking" and assigned as skippers, one per Swift. Young and aggressive, the Norwegians got along well with the South Vietnamese. "They were real Vikings," remembers Captain Truong Duy Tai, a maritime case officer. "They knew about navigation so well."
Now with boats as well as crews, the CIA planned its first maritime hit-and-run since the VULCAN debacle. But planners showed little imagination --their plans called for essentially a repeat of the failed strike against the Swatows at Quang Khe. The only difference was the team would ride a Swift instead of a junk.
On 15 December, one of the new powerboats headed north. Aboard was Team NEPTUNE -- the lone scuba-qualified team - with a supply of limpet mines. Short of their target, however, the skipper became lost, forcing an abort.
Returning to Danang, the CIA waited out the New Year. Finally, on 14 January 1964, they launched an ambitious doubleheader. Plans called for two Swifts to leave their berths shortly before midnight. They would stay together until they crossed the Seventeenth Parallel, then continue to their objectives alone. One would head for a coastal desalinization plant near the town of Dong Hoi. The other would go to the Ron River, 18 kilometers farther up the Quang Binh coast from the Swatows on the Gianh. One kilometer inland along the Ron was a ferry which connected North Vietnam's major north-south logistical artery, Route 1.
The Dong Hoi team, codenamed ZEUS, had no problems. The Norwegian skipper approached his designated target just before dawn, throttling back on the engines as he neared shore. Unlike the earlier scuba attacks, the ZEUS commandos took a rubber boat to shore. There they off-loaded a makeshift weapons package devised by CIA technicians. Consisting of six 3.5-inch "flat-firing" rockets, the cluster was affixed to a central battery pack. Pointing it in the general direction of the desalinization plant, they set a timer, slipping back into their rafts, and reached the Swift without incident.
The second team, codenamed CHARON, was not as lucky. When the Swift was less than 19 kilometers from its target, the Norwegian skipper spotted a boat heading toward them from the north. Though not moving fast enough to pose a threat, the Viking reversed course, taking evasive turns until he lost his pursuer. Hugging the coast, he then doubled back north. They were now more than an hour behind schedule.
Electing to proceed with the mission, the team leader ordered CHARON into a rubber raft. As they neared the mouth of the Ron, the team donned flippers and entered the water. Dividing in two, a pair of swimmers headed along the north bank, while the other two pushed along the south. Quickly, things began to fall apart. One pair soon encountered a junk coming downriver. With heavy silt clogging the entrance of the Ron, they feared that the water was not deep enough to clear the passing hull without being seen. Panicking, they turned swam back to the rubber raft.
The second pair was nowhere found. After exceeding their proscribed wait, the first two swimmers headed the Swift alone. With dawn fast approaching, the Norwegian captain reluctantly decided it was time to leave. But as the engines throttled up, he spotted a flashlight blinking near shore. Taking an enormous risk, he turned the Swift inland. relief, bobbing in the water were 1 missing swimmers. With a full complement, they headed south.
Back at Danang, the CIA had mixed emotions about the missions. CHARON had failed to reach its objective, and while claiming it was sure the rockets went off, had not actually been there to witness the event. On the other hand, both teams had returned safely, marking the first time any of the Agency's saboteurs had managed to return home intact.
It would be one of the last CIA maritime operations in Vietnam. In January 1964 the entire covert program was transferred to the Pentagon and called Operational Plan 34A. The military would continue the missions using the new Nasty patrol boats - the command of SOG, the Studies Observation Group. Ranging up and down the North Vietnamese coast the Nastys were only moderately successful, but in 1964 they helped trigger a wider American role in the war with their role in the Gulf incident.
Dale Andrade, Ph.D., resides in Washington, D.C.
Dr. Dale Andrade
Khi ánh mặt trời nhô lên trong vịnh Bắc Việt, những chiếc tầu đánh cá của ngư dân miền bắc đã ra khơi, trong những tia sáng lóng lánh phản chiếu trên mặt nước biển. Họ thường thả lưới ngay trước cửa miệng sông Gianh, đổ ra biển, cách Đồng Hới khoảng 40 cây số về hướng bắc. Lúc đó đang trong thời gian chiến tranh, vẻ bình yên chỉ là điều giả tạo. Đi ngược lên giòng sông khoảng một cây số, nơi bờ phiá nam, có căn cứ Hải Quân Quảng Khê của miền Bắc.
Ngày 16 tháng Năm 1962, khung cảnh cũng bình thường như mọi ngày. Không ai biết rằng, dưới mặt nước biển có chiếc tầu ngầm Hoa Kỳ đang lặng lẽ dò thám bờ biển miền bắc Việt Nam. Tên của chiếc tầu ngầm đó là USS Catfish, đang theo dõi các hoạt động trong căn cứ Hải Quân Quảng Khê. Vài ngày trước, chiếc tầu ngầm đã di chuyển từ Philippine đến cửa sông Gianh trong một nhiệm vụ bí mật có mật danh là Wise Tiger.
Khi đến vịnh Bắc Việt, chiếc tầu ngầm Catfish nằm ngoài hải phận quốc tế, thâu thập tin tức về Hải Quân Bắc Việt, đặc biệt để ý những chiếc tốc đỉnh (tầu loại nhỏ, chạy nhanh để tấn công) Swatow đóng ở bên Tầu (Hoa Lục). Những chiếc tầu này là lực lượng biên phòng nồng cốt của Hải Quân miền bắc. Dài khoảng 83 bộ, trang bị ba khẩu đại bác 37 ly, có thể bắn liên lục (automatic), đại liên nòng đôi 14,5 ly, và radar. Với thủy thủ đoàn 30 người, chiếc Swatow có thể chạy với vận tốc 28 knots. Sau khi đã nhận diện ba chiếc Swatow đang thả neo trong căn cứ Hải Quân Quảng Khê, chiếc tầu ngầm Catfish gửi điện văn báo cáo về Philippine rồi được chuyển tiếp vào Saigon. Cơ quan tình báo CIA soạn thảo kế hoạch phá hoại ba chiếc tầu đó.
Kể từ tháng Ba năm 1961, cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA đã đưa ra kế hoạch đánh phá các hải cảng nơi miền bắc Việt Nam, một phần trong những hoạt động bí mật và đệ trình lên Tổng Thống John F. Kennedy. Bản thảo của kế hoạch này được cho vào tủ sắt, cho đến mùa Xuân năm 1962, khi quân đội Bắc Việt gia tăng những hoạt động trong miền nam và nước láng giềng Lào. Điều này làm giới lãnh đạo Hoa Kỳ ở Washington phải xem lại những kế hoạch hoạt động bí mật nơi miền bắc Việt Nam.
Bực tức vì Bắc Việt gia tăng các hoạt động quân sự trong miền nam, đặc biệt phát triển thêm đường mòn HCM, chính quyền Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Kennedy tìm cách phản ứng.
Những hoạt động bí mật của hải quân không phải là điều mới lạ đối với cơ quan CIA. Từ năm 1951, cơ quan này đã xử dụng những chiếc thuyền ngụy trang tầu đánh cá và cảm tử quân Đài Loan tấn công bờ biển Hoa Lục. Trong trận chiến tranh Hàn Quốc, cơ quan CIA cũng tổ chức những vụ đánh phá tương tự đối với Bắc Hàn. Dựa vào những kinh nghiệm kể trên, viên chức CIA trong Saigon hình dung ra kế hoạch, xử dụng những chiếc tầu máy, ngụy trang ra miền bắc, chở theo biệt kích phá hoại ba chiếc Swatow của Hải Quân Bắc Việt.
Trong tháng Tư năm 1962, cơ quan CIA thuê bốn “người nhái” Hải Quân Việt Nam đã được huấn luyện ở Taiwan. Toán người nhái này có tên là Vulcan. Qua tháng Năm, sau khi được tầu ngầm Catfish xác nhận về sự hiện diện của mấy chiếc tầu Swatow trong căn cứ Hài Quân Quảng Khê, cơ quan CIA quyết định ra tay.
Toán Vulcan cùng với 10 thủy thủ đoàn trên chiếc tầu Nautilus 2, ngụy trang giống như các tầu đánh cá ngoài bắc, chạy ra miền bắc. Họ thả neo nơi cửa sông Gianh, toán biệt kích bí mật bơi xuồng vào quan sát bờ biển rồi quay trở lại chiếc Nautilus.
Đại úy Hà Ngọc Oanh, danh hiệu Antoine, nhìn bốn người nhái Vulcan ngồi quanh bàn. Đã có hai năm làm việc trong các hoạt động bí mật, đây là toán người nhái đầu tiên ông ta chỉ huy. Sau khi nhận được lệnh phá hoại mấy chiếc tầu Swatow hôm 28 tháng Sáu, đại úy Oanh chủ tọa buổi thuyết trình cuối cùng cho chuyến công tác.
Trong buổi thuyết trình có hai nhân viên CIA, đại úy Oanh thông ngôn những chỉ thị cho toán biệt kích người nhái, có thêm không ảnh chụp khu vực Quảng Khê từ mấy hôm trước. Đằng sau lưng ông ta có tấm bản đồ căn cứ Hải Quân Bắc Việt lớn, có những vệt bút chì chỉ dẫn lộ trình xâm nhập, và rút lui. Mấy người nhái toán Vulcan chăm chú lắng nghe, từ chiếc thuyền lớn Nautilus, họ sẽ xuống thuyền nhỏ đóng bằng gỗ, xâm nhập vào cửa sông Gianh. Trong căn cứ hải quân Quảng Khê, chỉ có ba chiếc tầu Swatow, nên ba người nhái sẽ mang chân vịt bơi vào. Người nhái thứ tư Nguyễn Chuyên ở lại làm thành phần trừ bị. Ba người kia sẽ bơi vào, gắn mìn dưới thân tầu, chỗ gần buồng máy xong, bơi trở ra xuồng gỗ rồi cả toán Vulcan rút lui.
Đêm 29 tháng Sáu, toán người nhái Vulcan lên chiếc tầu ngụy trang Nautilus 2, cùng với thủy thủ đoàn hướng ra ngoài miền bắc. Chiếc tầu chạy suốt đêm, qua ngày hôm sau, chiếc Nautilus 2 hòa nhập vào những thuyền đánh cá khác nơi miền bắc. Đến buổi tối, họ đã tiến gần đến mục tiêu. Trước nửa đêm, ngày 30, họ tắt máy tầu, và hai người thủy thủ hạ chiếc xuồng gỗ có gắn động cơ xuống nước. Các người nhái toán Vulcan đem theo đồ lặn, vũ khí cùng với mấy qủa mìn leo xuống, lặng lẽ chạy vào bờ.
Mười lăm phút sau, người nhái Lê Văn Kính đã nhìn rõ bờ biển, nơi cửa sông Gianh. Các người nhái có hai tiếng đồng hồ đem mìn, bơi vào, gắn mấy qủa mìn rồi bơi trở lại xuồng. Kính đi chân vịt vào, từ từ xuống nước bơi vào bờ. Bơi theo Lê Văn Kính còn có hai người nhái khác là Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Hữu Thao.
Khoảng bốn mươi lăm phút sau, họ vào đến mục tiêu, chia nhau gài mìn ba chiếc tầu Swatow. Nguyễn Hữu Thao đang gài qủa mìn dưới lườn một chiếc Swatow, chợt nghe tiếng người đi trên bong tầu, hốt hoảng làm cho quả mìn nổ tung. Chuyến đột nhập đã bị phát giác, hai người nhái còn lại lo tìm đường tẩu thoát.
Lê Văn Kính đã gài xong qủa mìn, anh bơi ra xa khoảng 20 thước, trồi lên để thở, đúng lúc tiếng nổ của quả mìn Nguyễn Hữu Thao làm Kính choáng váng, tê chân, trôi dật dờ trên mặt nước. Anh ta biết rằng, đơn vị an ninh Bắc Việt sẽ tràn đầy trong khu vực và đi lùng bắt toán người nhái xâm nhập.
Nguyễn Chuyên ngồi chờ trên chiếc xuồng cùng với hai thủy thủ đoàn, họ nghe tiếng nổ vang dội cùng với ánh lửa loé lên trong màn đêm. Quân Bắc Việt trông thấy chiếc xuồng đang bập bềnh trên sóng, rồi có tiếng động cơ của chiếc tầu Swatow. Cả ba người hốt hoảng, không thể chờ được nữa, cho chiếc xuồng chạy trở lại chiếc Nautilus 2. Vừa chạy, Chuyên vừa bắn trả lại chiếc tầu đang đuổi theo. Khi ra đến chiếc Nautilus 2, Chuyên đã trúng đạn bị thương.
Trong màn đêm, Kính bơi vào bờ, cởi bỏ bộ quần áo lặn, nằm trốn trong đám sau sậy. Anh ta định đợi cho êm, rồi tìm cách bơi về phiá nam. Cơ hội đó không bao giờ đến, trong vòng một tiếng đồng hồ, toán tuần tiễu tìm ra được chỗ Kính đang trú ẩn, bắt sống, đánh đập dã man, rồi lôi anh ta đi đến phòng an ninh để điều tra.
Người nhái thứ ba, Nguyễn Văn Tâm may mắn hơn chút xíu. Anh ta gài xong qủa mìn nhanh chóng rồi bơi trở về chiếc xuồng đang đợi nơi cửa sông Gianh. Đang bơi, nghe tiếng nổ của qủa mìn... rồi tiếng tầu thuyền đuổi nhau, anh ta biết mình bị bỏ rơi. Nhìn quanh, anh Tâm trông thấy một chiếc thuyền nhỏ, tưởng của dân đánh cá, bơi lại, leo lên, rơi vào tay của lực lượng dân quân miền bắc.
Căn cứ Hải Quân Quảng Khê phản ứng, cho mấy chiếc Swatow chạy ra biển. Chiếc mang số 161 trông thấy chiếc tầu ngụy trang đánh cá Nautilus 2 đang trên đường chạy về hướng nam, nên đuổi theo. Chiếc Nautilus 2 vừa chạy vừa bắn đại liên về phiá sau để thoát thân, nhưng chịu không nổi hỏa lực của chiếc Swatow. Đến gần 6:00 giờ sáng đạn đại bác trúng máy tầu chiếc Nautilus 2, làm chiếc tầu này không chạy được nữa, nằm chờ chết. Chiếc Swatow chạy vòng quanh bắn phá cho đến khi chiếc tầu Nautilus 2 vỡ ra thành nhiều mảnh gỗ. Người nhái Nguyễn Chuyên vừa thoát chết, trúng đạn chết cùng với một thủy thủ đoàn.
Chiếc Swatow vớt lên 10 thủy thủ chiếc tầu bị bắn tan tành. Họ không biết, người thứ 11 Nguyễn Văn Ngọc, vẫn còn trốn dưới chiếc tầu đang chìm. Sau khi chiếc Swatow quay đi, anh Ngọc bám được mảnh ván trôi về phiá nam vĩ tuyến 17 và được phi cơ quan sát trông thấy, cứu thoát đem về Đà Nẵng.
Ngày 21 tháng Bẩy, chính quyền Hà Nội đem hai người nhái sống sót cùng 10 thủy thủ chiếc tầu Nautilus 2 ra tòa. Hai người nhái lãnh án tù chung thân, tống giam vào ngục. Chính quyền miền bắc, trưng bầy những vũ khí vật dụng tịch thâu được trước báo chí quốc tế, và một người nhái đã bị họ ép buộc lên án kế hoạch đánh phá miền bắc trước các phóng viên, báo chí.
Mặc dầu thất bại, cơ quan CIA vẫn tiếp tục, gửi ra Đà Nẵng một chuyên viên, Tucker Gougleman để chỉnh đốn lại chương trình “Biệt Hải”. Gougleman là một cựu TQLC, chiến đấu trong vùng Thái Bình Dương, sau đó được cơ quan CIA tuyển một. Trong trận chiến Hàn Quốc, ông ta chuyên tổ chức bắn phá các căn cứ quân sự của Bắc Hàn dọc theo bờ biển.
Khi ra tới Đà Nẵng, Gougleman nhận thấy rằng, cơ quan CIA đã có khoảng nửa chục chiếc tầu ngụy trang theo kiểu thuyền đánh cá ngoài bắc (Nautilus, đóng ở Đà Nẵng), nhưng không có lính biệt kích hải quân (Biệt Hải) đủ tiêu chuẩn. Trong mùa Thu năm đó, cơ quan CIA tuyển mộ những người có khả năng bơi lội, và đến tháng Mười Hai năm 1962, họ đã có hơn bốn toán mười hai người (4x12).
Gougleman được một toán Người Nhái (SEAL) Hải Quân Hoa Kỳ gồm hai sĩ quan và mười binh sĩ đến huấn luyện cho các người nhái Việt Nam. Đến cuối mùa Hè năm 1963, bốn toán biệt kích người nhái Việt Nam đã thụ huấn xong, sẵn sàng lên đường công tác. Hầu hết các toán viên người nhái đều được tuyển mộ từ đời sống dân sự, các trưởng toán là hạ sĩ quan Lục Quân VNCH. Một toán có tên là Neptune là toán người nhái, tốt nghiệp khóa Scuba (lặn dưới nước), toán Cancer hầu hết là người thiểu số Nùng.
Gougleman đã có đủ số biệt kích hải quân, nhưng vẫn còn một trở ngại khác. Mặc dầu Hải Quân miền bắc không có những chiến hạm lớn như trong miền nam, tuy nhiên mấy chiếc Swatow chạy nhanh hơn, võ trang mạnh hơn, dư sức ăn tươi nuốt sống mấy chiếc tầu gỗ ngụy trang theo kiểu tầu đánh cá ngoài bắc. Kinh nghiệm chuyến hành quân Vulcan cho biết, Gougleman cần những chiếc tầu chạy nhanh hơn để có thể đưa những toán biệt kích ra đánh phá bờ biển miền bắc rồi đưa họ về an toàn.
Sự thất bại của chuyến hành quân Vulcan làm cho cơ quan CIA phải nghĩ lại. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ thúc đẩy cho việc tìm kiếm một loại tầu khác. Bộ Chỉ Huy Quân Viện (MACV) tại Việt Nam vừa mới thành lập, dưới quyền đại tướng Paul D. Harkin đề nghị xử dụng tầu phóng thủy lôi (PT boat) cho những chuyến “ra ngoài bắc”. Đề nghị của đại tướng Harkin đã được gửi về Washington cho những cố vấn an ninh cao cấp của Tổng Thống Kennedy duyệt xét.
Ngày 27 tháng Chín, Washington gửi công điện chấp thuận đến cơ quan MACV trong Saigon. Hải Quân Hoa Kỳ gửi qua hai chiếc tầu phóng thủy lôi đóng từ năm 1950 qua Việt Nam PT-810 và PT-811 đê xử dụng tạm thời cho đến khi có loại tầu mới. Mỗi chiếc PT được trang bị súng phóng lựu đạn tự động 40mm, đại liên 50. Qua Việt Nam, hai chiếc tầu phóng thủy lôi được đổi tên PTF-1 và PTF-2.
Cơ quan CIA đi vòng qua “thủ tục của Washington”, đặt mua hai chiếc tầu Nasty của Na Uy. Đến đầu năm 1963, họ có thêm hai chiếc tầu nhỏ, chạy nhanh để tấn công, đặt tên là PTF-3 và PTF-4. Đến tháng Mười, Gougleman nhận thêm hai chiếc Swift, đóng ở Louisiana. Lúc đó lại có thêm một vấn đề, thủy thủ đoàn ghe đánh cá ngụy trang (Nautilus) không đủ kinh nghiệm để lái những loại tầu chiến tối tân.
Cơ quan CIA lại phải tìm kiếm, tuyển mộ thuyền trưởng (người lái tầu) ở các nước tây phương. Khi đặt mua hai chiếc tầu Nasty, cơ quan CIA đã có “sự quan hệ” ở Oslo, thủ đô của Na Uy, nên việc tìm người, tuyển mộ không khó. Họ thuê ba thường dân Na Uy qua Việt Nam làm việc với thời hạn sáu tháng. Khi đến Đà Nẵng, ba người Na Uy được đặt tên là “Viking”, và làm thuyền trưởng ba chiếc PTF. Họ còn trẻ, hăng say, rất hợp với người Việt Nam, đại úy Trương Duy Tài, một sĩ quan hải quân trong chương trình cho rằng “Họ đúng là người Viking... Họ lái tầu, và định hướng rất giỏi”.
Ngày 15 tháng Mười Hai, một chiếc tầu PTF hướng ra miền bắc, đem theo toán người nhái Neptune (duy nhất, các toán kia là biệt hải). Họ đem theo mìn định làm lại chuyến tương tự như toán Vulcan trước đây. Nhưng chưa đến mục tiêu, người tuyền trưởng lạc hướng nên phải hủy bỏ chuyến công tác, quay về Đà Nẵng.
Cơ quan CIA đợi đến ngày 14 tháng Giêng năm 1964, ra lệnh tấn công hai mục tiêu. Theo kế hoạch, hai chiếc PTF sẽ rời bến trước nửa đêm, chạy song song đến khi qua vĩ tuyến 17 sẽ tách ra. Một chiếc sẽ hướng về nhà máy lọc nước gần thị trấn Đồng Hới, chiếc kia sẽ tiếp tục chạy lên khoảng 18 cây số nữa, tránh sông Gianh và những chiếc Swatow, đến sông Ron. Ngược lên giòng sông khoảng một cây số có một chiếc phà vận chuyển lưu thông bắc nam.
Toán biệt hải tấn công Đồng Hới có danh hiệu Zeus không gặp trở ngại. Khi đến gần bờ, toán biệt hải xuống xuồng cao su chạy vào bờ, đem theo ống phóng có sáu hỏa tiễn đặc biệt 3.5 (inches) do chuyên viên vũ khí cơ quan CIA chế tạo. Các biệt hải đặt hỏa tiễn bắn vào mục tiêu nhà máy lọc nước, điều chỉnh giờ phút khai hỏa rồi rút lui trở lại chiếc PTF đang đợi, tất cả lên tầu chạy về Đà Nẵng.
Toán biệt hải thứ hai có danh hiệu Charon không được may mắn. Khi chiếc Swift còn cách mục tiêu 19 cây số, thuyền trưởng người Na Uy trông thấy có chiếc tầu chạy từ hướng bắc xuống, nên đổi hướng tránh. Sau khi tránh được chiếc tầu lạ, “The Viking” đưa toán biệt hải Charon đến mục tiêu trễ một tiếng đồng hồ.
Quyết định thi hành nhiệm vụ, người trưởng toán biệt hải ra lệnh cho toán viên xuống xuồng cao su bơi vào bờ. Khi đến gần cửa sông Ron, họ mang chân nhái vào rồi chia ra hai cặp. Một cặp bơi dọc theo bờ phiá bắc, cặp kia bơi theo bờ phiá nam. Chuyện không may xẩy ra, một chiếc tầu đi từ sông ra, một cặp người nhái sợ bị phát giác nên vội vã bơi trở về xuồng cao su.
Cặp người nhái thứ hai không thấy đâu. Đợi một lúc sau cũng không thấy, hai người nhái bơi xuồng trở về chiếc Swift. Trời gần sáng, nguời thuyền trưởng Na Uy đành phải lái chiếc tầu quay về. Nhưng khi vừa nổ máy tầu, họ trông thấy có ánh đèn từ bờ biển chiếu ra, ông ta lái chiếc Swift chạy vào gần bờ đón được hai người nhái, rồi chạy thẳng về hướng nam.
Về đến Đà Nẵng, cơ quan CIA mừng rỡ vì tất cả đều về đến căn cứ an toàn, mặc dầu không được chứng kiến kết qủa. Đó cũng là một trong những chuyến hành quân do cơ quan CIA đảm trách. Trong tháng Giêng năm 1964, tất cả hoạt động của cơ quan CIA bàn giao cho quân đội. Những kế hoạch, chương trình đánh phá miền Bắc Việt Nam được gọi là Hành Quân 34A nằm trong đơn vị SOG (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát).
Dallas, TX.
vđh
No comments:
Post a Comment