Một người đàn ông chưa chết cho đến khi chìm vào lãng quên
Và phần buồn nhất trong sự mất mát - Những trẻ em phải trả giá nặng nề nhất… để tìm lại những kỷ niệm về người cha… những người biết về người quân nhân yểu mệnh… Những gì gần gủi nhất mà các em để lại cho những người cha.
Xin chào,
Tôi là con gái lớn nhất của Robert J. Sullivan, tên tôi là Katheleen Sullivan. Quý ông có thể cho tôi biết thêm về trường hợp mất tích trong lúc chiến đấu của cha tôi? Tôi mất cha lúc còn bé, chưa hề biết tại sao, mất như thế nào? Đó là những câu hỏi làm tôi băn khoăn trong những năm dài. Tôi chỉ nhớ gia đình sống trong căn cứ Fort Bragg (Bộ Tư Lệnh sư đoàn 82 Nhẩy Dù Hoa Kỳ và Bộ tư lệnh LLĐB/HK) từ năm 1963 đến năm 1967. Nếu qúy ông có hình ảnh hoặc những câu chuyện về cha tôi để chia xẻ, tôi sẽ rất lấy làm vinh hạnh và cám ơn.
Chân thành cảm ơn
Kathleen Sullivan
Boise State University
Một người đàn bà gìa, đã lớn tuổi, gục đầu trên một bảng tên khắc trên Bức Tường Việt Nam, than khóc khe khẽ “Tôi là người mẹ đã cho anh ta chào đời. Tôi là người đã nuôi dưỡng anh ta.” Người mẹ trẻ năm xưa giờ đây đã già trước tuổi vì thời gian và mất mát đau thương, nói rằng bà ta đã cho người quân nhân vắn số tất cả tình thương cùng mấy đưá con gái và một con trai (cháu nội). Một người con gái nhớ lại, đám cưới của cô ta phải ngưng lại vì người yêu tử trận, không lấy được xác. Tôi đứng run rẩy khi những luồng gió đông thổi qua rặng cây như thầm nói với tôi “Tôi không ở đó, Tôi không chết.”
Những ngón tay tôi lướt qua dẫy 23E hàng 63. Cặp mắt tôi đầy nước mắt phản chiếu những hình ảnh đã đi vào trong tiềm thức. Một người lính LLĐB/HK trẻ đang nhìn tôi, với nón “bo” (bonnie hat), quần áo ngụy trang da hổ. Nhưng không chỉ một mình anh, Sam Almendraiz cũng đứng đó, nhìn qua vai phải của anh và hai người lính trẻ biệt kích Nùng nữa. Tôi nói khẽ “Sully (Sullivan), tôi không biết anh cũng ra đây. Nhưng sự mất mát của anh đã để lại trong tim tôi một vết thương”
Sullivan, từ East Alstead, New Hamshire là một quân nhân liên đoàn 5 LLĐB/HK phục vụ trong đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG), một đơn vị chuyên về các hoạt động bí mật trong vùng Đông Nam Á châu.
Sáng sớm ngày 10 tháng Bẩy năm 1967, toán biệt kích Georgia gồm có: Samuel Almendariz, Harry D. Brown, Robert J. Sullivan và tám biệt kích quân người Nùng, ngồi trên trực thăng chở quân (Slick) bay luớt qua những cánh rừng già giữa hai nước Lào và Nam Việt Nam. Khung cảnh rừng núi ở dưới thật đẹp, Sullivan cũng như những người khác trong toán biệt kích thích thú quên sự nguy hiểm, tử thần đang chờ đón họ.
Hợp đoàn trực thăng bay qua những rặng núi đáp xuống một khoảng đất trống cỏ tranh cao gần mục tiêu Golf-6, đường 922. Toán biệt kích xuống trực thăng, di chuyển về hướng đông, khi đi ngang qua một giòng suối nhỏ, họ dừng lại lấy đầy nước cho mấy bi đông mang theo rồi nghỉ ăn trưa. Sau khi nghỉ ngơi, toán Georgia tiếp tục di chuyển lên một ngọn đồi, băng qua những bụi tre vào trong khu rừng. Biết chắc đã an toàn, trưởng toán Almendariz gọi máy báo cáo “Yên tĩnh” lúc 18 giờ 30 (6:30). Từ vị trí này, toán biệt kích có thể quan sát đoạn đường chính trên đường mòn HCM, ra khỏi nước Lào chạy vào thung lũng A Shau, một khu vực có nhiều đơn vị chính quy Bắc Việt.
Ngày hôm sau 11 tháng Bẩy, toán biệt kích đang di chuyển đến một vị trí khác, họ trông thấy đường dây điện thoại của địch. Almendariz ra lệnh cắt dây điện thoại, rồi di chuyển theo đường dây đến một điểm cao trên một ngọn đồi gần đó. Trên đồi có cỏ cao, nhiều dây leo, cây cỏ rậm rạp, toán biệt kích quyết định ở lại lập tuyến phòng thủ qua đêm để ngày hôm sau đi tiếp.
Brown nói rằng, khoảng giữa buổi sáng ngày 12, một trung đội lính Bắc Việt tấn công toán biệt kích Georgia bằng súng tiểu liên AK-47 và lựu đạn “Hai người lính biệt kích Nùng chết ngay tức khắc, tôi bị thương vì mảnh lựu đạn”. Brown bắn trả lại địch quân, một biệt kích Nùng bắn ra một qủa đạn M-79 để im tiếng súng của địch trong giây lát. Toán biệt kích nhanh chóng chạy xuống dưới chân núi, băng qua giòng suối nhỏ lên một ngọn đồi. Brown kể tiếp “Chúng tôi lên được khoảng 50 mét trên sườn đồi, Trung Sĩ Nhất Amendariz ra lệnh toán biệt kích dừng lại, cho đến khi liên lạc được với phi cơ FAC (Covey - điều không tiền tuyến, mạch sống của các toán biệt kích)”. Họ không liên lạc được với phi cơ FAC.
Sau đó Brown trông thấy người lính hướng đạo Bắc Việt đang di chuyển bí mật trong đám cỏ tranh cao, chỉ cách anh ta chừng 10 mét. Brown đưa súng lên nhưng người lính Bắc Việt đã nhẩy xuống một hố rãnh và trưởng toán biệt kích Amendariz đã hai lần ra lệnh cho anh ta không được nổ súng. Lính Bắc Việt kéo đến tấn công. Brown kể tiếp “Lần tấn công này, cả hai người, Trung Sĩ Nhất Amendariz và Trung Sĩ Nhất Sullivan đều bị thương. Lúc đó tôi nhận thức rằng, chỉ còn một mình đang bắn trả lại địch quân, sáu biệt kích Nùng đã chạy, bỏ rơi ba quân nhân LLĐB/HK”… “Tôi báo cho Amendariz, Sullivan biết mấy người lính Nùng đã bỏ chạy và nói họ giữ im lặng vì cả hai đều rên la, đau đớn vì vết thương. Tôi bảo họ nằm bắn trả lại để địch quân tạm thời để yên ba quân nhân Hoa Kỳ”. Sau đó Brown băng bó vết thương nơi đùi cho Sullivan, còn Amendariz bị nơi lưng và xương hông, tôi không giúp gì được.
Huy hiệu toán Thám sát Georgia
Địch quân tiếp tục tấn công và ba quân nhân Hoa Kỳ bắn trả lại làm cho lính Bắc Việt tiến lên không được. Lúc đó Brown đã bắt liên lạc được phi cơ FAC, yêu cầu phi cơ oanh kích cùng trực thăng triệt xuất toán biệt kích. Rồi một viên đạn AK-47 trúng vào tay cầm máy truyền tin, Brown phải xử dụng máy phát tín hiệu khẩn cấp (URC-10) liên lạc nhưng không được. Đạn súng AK-47 vẫn tiếp tục bay vào, một viên trúng mặt trưởng toán biệt kích Amendariz, chết tức khắc, Sullivan cũng trúng đạn chết, Brown bị thương nơi vai.
Tín hiệu cấp cứu nhận được, một trực thăng H-34 đáp xuống vị trí toán biệt kích. Trên trực thăng có Thượng Sĩ Billy Waugh, một quân nhân Mũ Xanh nổi tiếng, ông ta kể tiếp câu chuyện “Ngày 12 tháng Bẩy năm 1967, chúng tôi (căn cứ hành quân tiền phương Khe Sanh) nhận được tín hiệu khẩn cấp từ Hillsboro, phi cơ C-130 trang bị máy móc điện tử, radar bao vùng, cho biết một toán biệt kích trong hành quân Prairie Fire đã gửi tín hiệu khẩn cấp (từ máy URC-10), báo cáo toán biệt kích đã bị phân tán, hai quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận.
Thượng Sĩ Skip Minnicks cùng với tôi lên chiếc H-34 bay đi tìm toán biệt kích (chưa biết rõ). Khi bay trên không phận có tọa độ bắc-16 độ 16, và đông-106 độ 57, 40, chúng tôi nhìn xuống trông thấy đạn lửa xanh (đạn lửa vũ khí của Mỹ mầu đỏ) bay về hướng một hố bom, trong đó có một quân nhân Hoa Kỳ nằm tránh đạn cùng với gương phản chiếu và tấm pa nô cho phi cơ trông thấy. Khi nghe tiếng trực thăng, anh ta đưa tấm pa nô lên làm dấu hiệu.
Chiếc trực thăng H-34 cố gắng đáp xuống mặc dầu bị trúng nhiều đạn súng cá nhân, không nhìn thấy hố bom có Brown (bị mất dấu khi xuống thấp và lo tránh những làn đạn của địch), nhưng trông thấy một hố bom gần đó có mấy biệt kích Nùng đang trú ẩn. Chiếc trực thăng cứu được năm biệt kích Nùng cùng với người bị thương đưa về Khe Sanh. Sau đó bay trở lại với phi công VNCH Nguyễn Văn Hoàng (phi đoàn lừng danh 219 trong quân sử đơn vị SOG – Kingbees) và Thượng Sĩ Minnicks. Chiếc H-34 thả dây kéo được Trung Sĩ Nhất Harry Brown lên trực thăng, giữa những lằn đạn của địch. Màn đêm buông xuống ngày 12 tháng Bẩy. Suốt đêm, một phi cơ Covey (FAC) cùng với một quân nhân đơn vị SOG lên bao vùng. Phi cơ C-130 Hillsboro cũng dò tìm những tín hiệu khẩn cấp từ dưới đất. Nhưng không nhận được tín hiệu nào.
Một toán biệt kích cấp cứu Bright Light được đưa vào ngày 13/14 tháng Bẩy năm 1967, tìm dấu vết hai quân nhân Hoa Kỳ, Amendariz và Sullivan, không thành công. Các toán Bright Light tiếp tục tìm kiếm trong vòng một tuần lễ, nhưng vẫn không có kết qủa.
Tim Kirk, một quân nhân trong toán Bright Light nhớ lại “Địch quân có nhiều ổ súng dọc theo đường 922 đổ vào. Chúng tôi xâm nhập vào một triền núi bên cạnh nơi chạm súng mấy hôm trước. Ngay tức khắc, toán biệt kích bị bắn tới tấp, không thể di chuyển được. Một đơn vị Khai Thác (Hatchet Forces) được đưa vào nơi chạm súng cũng không tìm được dấu vết của hai quân nhân Hoa Kỳ để lại.”
… Tôi đưa tay sờ lên mặt đá của Bức Tường Việt Nam, nơi ghi khắc tên anh Sullivan… Dường như có tiếng anh nói khẽ bên tai “Đừng đứng nơi mộ phần than khóc. Anh không có ở đó đâu. Anh không chết…
Người viết: Ray Davidson
American University of Nigeria
Computer Science Department
vđh
No comments:
Post a Comment