NT Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu Nguyên Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 72
2012-2022 10 năm trôi qua nhanh và vắng bóng một số NT cũng như anh em NKT
Nhân Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 2012 / Father Day 2012.
- Vinh Danh các Anh Hùng Nha Kỹ Thuật đem máu xương mình đễ chiến đấu cho miền Nam Tự Do, Những Thương Phế Binh, Thương Bệnh Binh, những chiến sĩ còn trên quê hương và tiếp tục bảo tồn truyền thống hào hùng của QLVNCH
Chúng tôi xin được Vinh Danh các Niên Trưởng và Chiến Hữu Nha Kỹ Thuật đã tham gia, yễm trợ, đóng góp, cho sự sinh tồn của Nha Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ, Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.
- Xin được vinh danh các hiền thê của NKT đã một đời gánh vác trong chiến tranh, những đối xử thù hận và bạc đãi sau 75 của kẻ thù và tiếp tục yễm trợ làm gạch nối hàn gắn vết thương và duy trì sinh hoạt của Nha Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới.
- Đại Tá Trần Xuân Đức Nguyên Phó Giám Đốc Nha Kỹ Thuật.
- Đại Tá Trần Văn Hai Nguyên Chỉ Huy Trưởng Sở Công Tác đời sống thật giản dị, chân thật và đầy tình người.
- Đại Tá Ngô Xuân Nghị Nguyên CHT Sở Công Tác sinh họat trong Đại Hội 4 Nha Kỹ Thuật Dallas rất vui vẻ và cởi mở với anh em
- Đại Tá Liêu Quang Nghĩa Nguyên CHT Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật Thường xuyên tham gia Sinh Hoạt Nha Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ tham dự rất nhiều Đại Hội thăm viếng và khích lệ tinh thần anh em NKT.
- Vinh Danh NT Chiến Sĩ Võ Đại Tôn Úc Châu một đời cho quê hương và dân tộc, trường kỳ chiến đấu cho một quê hương Việt Nam Tự Do.
- Trung Tá Lữ Triệu Khanh Bộ Chỉ Huy Nha Kỹ Thuật ( Tài Liệu Lịch Sử Nha Kỹ Thuật đầu tiên tại Hoa Kỳ) tham gia Đại Hội NKT, rất hòa nhã với tất cả mọi người, am hiểu lịch sữ Nha Kỹ Thuật một cách tường tận , gia đình rất hiếu khách và nhiều kỹ niệm khó quên.
- Cũng xin Vinh Danh tất cả các C/H NKT & Kingbees đã bị thương tật hay bị cs giam cầm, tù tội .
Xin Vinh Danh những Anh Hùng Liệt Sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến.
và Vinh Danh những C/H vẫn nặng tình huynh đệ chi binh, vẫn nuôi hoài bão tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam .
- Trung Tá Bùi Văn Thiện Nguyên Chỉ Huy Trưỡng Đoàn Công Tác 71 ( Thường xuyên vận động tinh thần Nha Kỹ Thuật, tham gia Đại Hội, đóng góp giúp đở chiến hữu tại quê nhà ).
- Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu Nguyên Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 72 ( Tham Gia các Đại Hội NKT, luôn yễm trợ tích cực trong các công tác yễm trợ anh em Nha Kỹ Thuật tại quê nhà và nhất là những anh em gặp khó khăn, theo dõi và thường xuyên yễm trợ các công tác và sinh hoạt NKT tại Hoa Kỳ )
- Thiếu Tá Lê Minh Nguyên Chỉ Huy Trưởng Chiến Đoàn 2 Xung Kích ( luôn tích cực các Sinh Hoạt NKT Địa Phương, Tham gia các Đại Hội NKT, đóng góp, yễm trợ việc bảo tồn truyền thống Nha Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ và Việt Nam )
- Thiếu Tá Lê Hữu Minh Nguyên CHT Đoàn Công Tác 72 và 11 ( luôn tích cực các Sinh Hoạt Nha Kỹ Thuật tại Địa Phương, đóng góp và yễm trợ các Công Tác chung của NKT )
- Thép Đen Đặng Chí Bình Sở Bắc Nha Kỹ Thuật ( Luôn nêu cao Truyền Thống Hào Hùng Nha Kỹ Thuật)
- NT Đại Úy Nguyễn Hùng Trâm ( Nguyễn Ngọc Trâm ) luôn đóng góp và bảo tồn truyền thống Nha Kỹ Thuật, tích cực yễm trợ anh em tại quê nhà, Thương Phế Binh, những anh em gặp hòan cảnh khốn khổ, luôn năng động dù cơ thể bị chế ngự bởi bệnh tật, luôn khắc phục khó khăn và gian nan.
- Tất cả cách thành viên và Gia Đình Nha Kỹ Thuật đóng góp trong quá khứ củng như hiện tại giúp đở anh em Nha Kỹ Thuật gặp cảnh khó khăn, ốm đau, nghèo khổ, tang chế tại Việt Nam
- Ban Chấp Hành Tổng Hội Nha Kỹ Thuật tiền nhiệm và hiện tại
- Ban Chấp Hành các Hội Nha Kỹ Thuật Địa Phương
- Các chương trình và anh em làm việc thiện nguyện giúp đở anh em Nha Kỹ Thuật và gia đình tại Việt nam gặp khó khăn, tang chế, các Thương Phế Binh, các Thương Bệnh Binh tại Việt Nam.
- Các anh em bảo tồn tài liệu, phim ảnh, sách vở, báo chí về Nha Kỹ Thuật, phát hành, quảng bá về Lịch Sử Nha Kỹ Thuật.
- Hắc Long Nguyễn Văn Hảo Đoàn 72, hiếu khách, vui tánh và tận tình với anh em cứ qua thử Dallas một lần sẽ biết
- Hắc Long Th/Úy Nguyễn Toàn Đoàn 71, luôn vui vẻ và sinh hoạt với anh em khắp mọi nơi, một đời với Nha Kỹ Thuật.
- Kingbee Phạm Minh Mẫn gặp nhau qua internet chưa một lần gặp mặt, chân tình và giúp đở anh em hết mình, đậm đà tình chiến hữu.
- Phan Phong Lãng Đòan 75 Pháp Quốc, tuy ở xa nhưng luôn gắn bó tình chiến hữu NKT
- Rõan Hạp Canada liên lạc nhau từ bên đảo, gặp Đại Hội 8 và Đại Hội 9 rất hiền lành, lịch sự và vui tánh.
- Thiếu Úy Nguyễn Anh Sơn Đòan 11 mất tích năm 1974, qua internet liên lạc nhau vài năm và về tham dự Đại Hội 8, rồi Đại Hội 9 hẹn gặp nhau Đại Hội 10 Dallas, rất chân tình, cởi mở và thân thiện.
- Thiếu Úy Nguyễn Văn Hưng Đòan Công Tác 71 rất lịch thiệp và qúy phái
- Kingbee Đại Úy Dương Ngọc Như dễ thương và lịch sự.
- Lê Hòang Đòan 11 Người bạn hơn 45 năm từ Trung Học, vào Lính và tại Hoa Kỳ
- Đào Mạnh Dũng Đòan 11 Sở Công Tác Người bạn thật Chân Tình trongTình Bạn
- Nguyễn Quang Châu Đòan 11 Những người bạn chí tình và luôn tin tưởng nhau.
- Kingbee Đại Úy Gunship Đặng Quỳnh, rất hòa hoa và chân tình trong chiến hữu, rất cảm động câu nói của anh " You always have something to give" thanks for the nice thought !!!
- Nguyễn Văn Thuận Đòan 11 Những người bạn chân thành
- Nguyễn Quốc Anh Tuấn Đòan 11 rất hiền lành và sẳn sàng giúp đở đồng đội
- Kingbee Đại Úy Phạm Văn Thận, thật thà, hiền lành và trân qúy tình Chiến Hữu
- Phạm Sỉ Khanh Đòan 68 Những người bạn tốt đến cuối đời
- Kingbee Trần Khánh Những Chiến Hữu rất có lòng với đơn vị, tốt với bạn bè và anh em
- Chung Tử Ngọc Đoàn 72 thằng bạn nối khố 40 năm, bây giờ hiền lành ít nói, Anh Sơn bên Úc nói I like him, thấy ít nói chứ nhiều lì lợm.
- Nguyễn Quang Châu Đòan 71 Châu Rè một người bạn dể thương, lịch sự tình bạn lâu dài.
- Thiếu úy Nguyễn Ngọc Chuyên Đoàn 71 người bạn cùng khóa, cả đoạn đường dài chông gai, vượt qua nhiều thử thách, người Chiến Hữu và người bạn tốt
- Hùynh Văn Trung Đòan 71 Vịt Bầu, 37 năm vẫn như ngày nào chân tình một người em
- Trần Minh Ngà Đòan 72 Những người em dễ thương
- Nguyễn Đình Mạnh Đòan 71 Mạnh Tử, Người em kết nghĩa của một đọan đường thật dài
- Lôi Hổ Nguyễn Bác Ái Oregon rất chung thủy với đời lính tráng và cấp chỉ huy xưa.
- Phạm Sơn Liêm hiếu khách và trọn tình với đơn vị Nha Kỹ Thuật
- Đoàn Mạnh Chiến Đoàn 2 một đời trọn tình với Nha Kỹ Thuật
- Lương Văn Lập Đoàn 72 hai lần tử thần chê, một lần rớt máy bay, một lần ung thư, bây giờ uống thâu đêm
luôn tham gia Đại Hội và cây đàn của Nha Kỹ Thuật
- Thiếu Úy Trần Hải Thọ càng già tánh càng đằm thắm, vui vẻ và phúc hậu
- Võ Trai Người đẹp trai của Lực Lượng Đặc Biệt và Lôi Hổ , một kỹ niệm vui tại Oregon không bao giờ quên, anh em có những tràng cười thật dòn .
- Đinh Hồng Liên, sợ tên con gái nên đồi qua Liêm người bạn chân tình, vui tánh.
- Nguyễn Văn Ẩn Biệt Hài và Đoàn 11 còn gọi Ẩn Tombola, rất vui khi sinh hoạt, hiếu khách và hay nói tửng tửng nhưng rất vui.
- Lôi Hổ Nguyễn Lâm Viên Florida Ông Bà rất chung tình với NKT Đại Hội nào cũng có mặt luôn đóng góp cho anh em khó khăn, điềm đạm và lịch thiệp. Chị Viên rất hiền và Quý Phái .
- Ngô Đặng Tuyên Houston, cặp vợ chồng tử thủ với Nha Kỹ Thuật từ đầu đến cuối của các Đại Hội NKT, hy vọng chị Tuyên được vé free về Đại Hội 2014 Nam California
- Trung Úy Hoàng Như Bá người Hùng của Nha Kỹ Thuật năm nào, vẫn còn nét ngày xưa vương vấn trên khuôn mặt, và 2 người cháu sát cánh NKT từ Đại Hội D.C. cho đến nay.
- Lôi Hổ Nguyễn Dzựt với những bài thơ và câu chuyện dí dõm, người ra về khó quên.
- Lê Dinh cuộc sống thầm lặng và mái tóc rũ , tâm tư cho ngày tháng cũ của trầm ngâm.
- Trương Công Huệ Đoàn 72 Denver , hiền lành ít nói, đi một lần Đại Hội bây giờ thành bệnh ghiền Đại Hội
- Trần Nhung Nguyên cặp tình nhân âu yếm, để lại nhiều tấm hình lãng mạn của Đại Hội
- Lê Văn Hạnh 72 Washington D.C. hiền lành và thường xuyên thăm anh em cho dù xa xôi.
- Trung Úy Lê Văn Minh Đoàn 72, Chiến Đoàn 3 Minh Cận, tình nghĩa anh em NKT thật tràn đầy, nơi nào cũng có mặt anh chị Minh ngày nào nghe baby khóc trong Đoàn , bây giờ đả trưởng thành và người lính già củng chuẩn bi "FADE AWAY"
- Nguyễn Hữu Thọ Anh Thọ Covey còn gọi là Thọ Đen bây giờ không còn đen nữa, kẻ ở miền xa, hiền và ít nói chung niềm vui với anh em bằng những nụ cười dòn .
- Nguyễn Đức Nhữ Người lính già còn nhiều trăn trở, không muốn củng không được vì mấy thằng nhỏ hay xúi, tình cảm Nha Kỹ Thuật vun tròn.
- Đoàn Hữu Định một đời cho quê hương và dân tộc luôn có Chị Định sát cánh trên mọi nẻo đường
- Strata Nguyễn Văn Thiện sau nhiều năm thử lữa, bây giờ mang Đại Hội về Dallas Texas, làm một lần Vinh Danh Nha Kỹ Thuật tại Địa Phương yễm trợ Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Dallas.
- Thiếu Úy Lê Văn Hậu Đoàn Công Tác 72 Trưởng Toán 723 cho những Video Chiến Sĩ Vô Danh và luôn giữ truyền thống hào hùng của QLVNCH.
- Đại Úy Lê Văn San Liên Toán Trưởng Đoàn Công Tác 71, luôn chiến đấu cho một VN Tự Do và luôn yễm trợ những C/H Nha Kỹ Thuật tại Việt Nam.
- Chúng tôi hoan hỷ đón nhận mọi vinh danh cho Chiến Hữu NKT, và thân hữu NKT có những công tác nhằm phát huy và bảo tồn truyền thống Nha Kỹ Thuật xin post vào phần Comment phía dưới hoặc e-mail về:
ThoiChinhChien@Gmail.com
MỪNG NGÀY CỦA CHA
Hải Lê
Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất. Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt.
Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father's Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm. Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều. Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận... chẳng có bao nhiêu! Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.
BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH
Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.
Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.
Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv...
Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.
Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.
Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.
Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.
Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.
Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.
Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.
Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.
Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.
“Này Tammy”
Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”
“Bố thương con nhiều.”
“Con cũng thế. I Love You!”
Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)
Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v...
Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.
Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.
Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”
Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.
Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.
Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.
Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.
Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”
Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72... với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh... Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.
Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.
Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời.
Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”
Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.
Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.
Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.
Happy Father's Day
Mừng Ngày Của Bố
Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu và Trung Tá Lữ Triệu Khanh trong Đại Hội 1 NKT Houston 1989
Một Câu Chuyện Câu Chuyện thật cảm độngBài này trích từ chủ đề: Nhân Mùa Lễ Tạ Ơn: Chuyện Thằng Bé Con Thương Phế Binh/ VNCH,
không tựa. Nhân Mùa Father's Days, người chuyển xin mạn phép tác giả, tạm đặt tên là:LON KHÔNG ĐÁY
" Dẩu là chút cơm thừa canh cặn
Con kính dâng ba má tận lòng thành LÒNG HIẾU THẢO LON CHỨA ĐÂY KHÔNG HẾT "Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn.
Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé. Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không ?Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:- “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”Tôi hỏi tiếp:- “Còn con có đi học không ?”Thằng bé nói:- “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”.Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nửa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.Có lần thằng bé hỏi tôi:- “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”.Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bửa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cử sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chổ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ.Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chổ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nãy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn Chuyện thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau nầy nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi.Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lổi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “…Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đở gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến.Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.Tác Giả: Minh Tạo
Đại Úy Nguyễn Lâm Viên và Đại Úy Trẩn Đức Huynh
NT Bùi văn Thiện và Thiếu Tá Quang Sở Công Tác
NT Bùi Văn Thiện gắn Huy Chương cho Strata Thượng Sĩ Hòang Văn Hồng
Đại Úy Trần Đức Huynh, NT Trung Tá Trần Đắc Trân, NT Đại Úy Nguyễn Ngọc Trâm, NT Đại Tá Trần Xuân Đức Nha Kỹ Thuật
NT Trần Kim Khánh, NT Nguyễn Văn Vinh Denver, NT Trần Văn Lâm Denver,
Bác Sĩ Nguyễn Vămn Hưng, Trung Úy Hòang Như Bá, NT Lê Minh
Bác Sĩ Nguyễn Vămn Hưng, Trung Úy Hòang Như Bá, NT Lê Minh
Thiếu Tá Trần Kim Khánh và Đại Tá Ngô Thế Linh
Thiếu Tá Trần Kim Khánh mang di ảnh Cố Đại Tá Ngô Thế Linh trong đám tang tại San Jose
NT Trung Tá Bùi Văn Thiện Nguyên Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 71
NT Thiếu Tá Lê Hữu Minh Nguyên Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 11
NT Lê Minh Nguyên Chỉ Huy Trưởng Chiến Đoàn 2 Xung Kích
NT Liêu Quang Nghĩa Cựu Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật
Đây là thư của người cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day, được viết với rất nhiều xúc động. Theo nội dung bài viết, tác giả là một vị cao niên đã 80 tuổi: cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, cựu thuyền nhân, vượt biên tới Mỹ trước đây 18 năm. Bài viết được chuyển tới bằng e-mail, mong tác giả sẽ có thêm những bài viết mới và vui lòng bổ túc chi tiết tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Father's Day 2005
Con gái của Ba,
Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ.
Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba.
Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗã".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Me,ï vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.
Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng. Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc.
Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm! Con còn cười vui nói với Ba: Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền.
Ba nghe với lòng se sắt.
Con gái của Ba,
Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ.
Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba.
Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗã".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Me,ï vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.
Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng. Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc.
Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm! Con còn cười vui nói với Ba: Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền.
Ba nghe với lòng se sắt.
Con gái của Ba,
Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế.
Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.
Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế.
Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.
Vân Khanh con,
Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc.
Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam. Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết.
Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc.
Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam. Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết.
Vân Khanh con,
Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bo,ù tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!
Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày. Còn nói: Ba ơi! Vớùi chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả. Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ôâng Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được. Ca dao có câu:
Trai mà chi" Gái mà chi"
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.
Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu:
Chuyện kể :
Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyếät phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:
- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!
Con dâu nghe được bèn nói với chồng:
- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.
Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:
-Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "
Người cha trả lời:
- Để dành con à.
Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:
- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra"
Đứa con nhỏ đáp:
- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.
Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời.
Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bo,ù tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!
Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày. Còn nói: Ba ơi! Vớùi chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả. Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ôâng Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được. Ca dao có câu:
Trai mà chi" Gái mà chi"
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.
Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu:
Chuyện kể :
Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyếät phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:
- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!
Con dâu nghe được bèn nói với chồng:
- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.
Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:
-Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "
Người cha trả lời:
- Để dành con à.
Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:
- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra"
Đứa con nhỏ đáp:
- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.
Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời.
Vân Khanh,
Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba. Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ.
Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi". Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy.
Ba của con,
HOÀNG YẾN
Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba. Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ.
Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi". Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy.
Ba của con,
HOÀNG YẾN
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
NT Trung Tá Bùi Văn Thiện
Oregon 2006
NT Nguyễn Phan Tựu
Đại Tá Ngô Xuân Nghi Cựu Chỉ Huy Trưởng Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật
NT Đại Tá Ngô Xuân Nghị và NT Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu
Đại Tá Trần Văn Hổ Giám Đốc Nha Kỹ Thuật
NT Trung Tá Trần Đắc Trân
Trung Ta Bui Van Thien Cuu CHT Doan Cong Tac 71
Trung Tá Trần Đắc Trân
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh Nha Kỹ Thuật
Dai Ta Tran Xuan Duc Pho Giam Doc Nha Ky Thuat
Trung Ta Bui Van Thien Dai Hoi 6 NKT Seattle, WA
NT Dai Ta Lieu Quang Nghia va Trung Ta Tran Dac Tran
No comments:
Post a Comment