I. LỜI GIỚI THIỆU Từ quan niệm tổ chức Phòng Dịch Vụ Chiến Lược (Office of Strategic Services – OSS) trong trận Đệ Nhị Thế Chiến (WWII) cho đến ngày nay, chính quyền Hoa Kỳ đã xử dụng những đơn vị “Hành Quân Đặc Biệt” cho những nhiệm vụ bí mật, trợ lực cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên vì độ bảo mật cao, tình hình chính trị không cho phép nên rất ít người biết được hoạt động của các đơn vị “đặc biệt” này. Từ từ, những câu chuyện này lộ ra ngoài, nhưng tài liệu, hồ sơ về các đơn vị đặc biệt vẫn nằm trong tủ sắt khóa kín. Sau khi cuộc xung đột (conflict) giữa Đông-Tây chấm dứt (sự xụp đổ của Nga Sô), các hồ sơ, tài liệu được bảo mật bắt đầu phơi bầy ra và chúng ta có thể xem lại, tìm hiểu về các hoạt động bí mật trong “Chiến Tranh Ngoại Lệ” từ nửa thế kỷ qua. Để nghiên cứu, học hỏi những thành qủa, cũng như thất bại từ những bài học về các đơn vị đặc biệt để áp dụng trong tương lai khi cần. Các hoạt động quân sự bí mật Washington (chính quyền Hoa Kỳ) xử dụng để chống lại Hà Nội (chính quyền miền Bắc Việt Nam) được trao cho Đoàn Nghiên Cứu – Quan Sát (Study & Observation Group – SOG) trực thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Viện - Việt Nam (cơ quan MACV). Đó là một hoạt động (chiến dịch) rộng lớn, phức tạp nhất, người Hoa Kỳ thực hiện kể từ sau cơ quan OSS. Đơn vị MACVSOG (Đoàn Nghiên Cứu & Quan Sát hay SOG) thực hiện “Trận Chiến Bí Mật” kéo dài tám (8) năm chống lại Hà Nội kể từ tháng Giêng 1964 cho đến tháng Tư năm 1972.
II. BẰNG CHỨNG Tài liệu (tác phẩm) này, dựa trên kinh nghiệm, nhiệm vụ của những người (quân nhân) đã chỉ huy trận chiến bí mật chống lại chính quyền Bắc Việt và những nhân vật quan trọng đặt ra luật lệ ở thủ đô Washington D.C., những người (thực sự) chỉ huy đơn vị đặc biệt (SOG). Tác giả (Tiến sĩ Richard H. Shultz, Jr.) được cơ may xem xét các tài liệu mật (đã hết hạn bảo mật) và tiếp chuyện (phỏng vấn) những nhân vật chỉ huy đơn vị đặc biệt cho các hoạt động bí mật được biết qua danh xưng (vỏ bọc bề ngoài) “Đoàn Nghiên Cứu & Quan Sát”. Cơ may đặc biệt này cho phép tác giả gặp gỡ vị Tướng lãnh, sau này trở thành Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt, Trung Tướng Terry Scott. Câu chuyện bắt đầu trong mùa hè năm 1995, một việc nghiên cứu về các hoạt động bí mật chống lại chính quyền Bắc Việt được khởi xướng. Đầu tiên, phỏng vấn hơn 60 sĩ quan (Hoa Kỳ) chỉ huy, điều hành các hoạt động bí mật của đơn vị SOG. Trong số người được phỏng vấn có năm vị chỉ huy đơn vị SOG, và những sĩ quan cao cấp đảm nhiệm chức vụ chỉ huy hoặc nắm giữ chức vụ quan trọng trong bốn bộ phận (cơ quan, đơn vị trực thuộc, như chương trình 34 thả biệt kích ra miền Bắc, chương trình 35 vượt biên sang Miên, Lào…) chống lại Hà Nội. Đơn vị SOG được trao bốn nhiệm vụ chính yếu:
1. Thả, điều hành các toán biệt kích (điệp viên), xây dựng, thi hành các hoạt động gây hoang mang đánh lạc hướng xã hội miền Bắc Việt Nam, bao gồm việc xử dụng tù binh (họ dùng tù binh quân đội Hoa Kỳ bắt được. Không xử dụng tù binh QLVNCH bắt)
2. Chiến tranh tâm lý. Xây dựng, tạo nên một phong trào du kích nổi dậy (giả tạo) trong miền Bắc Việt Nam, bắt cóc thường dân (đa số dân đánh cá do đơn vị Biệt Hải bắt đưa ra cù lao Chàm ngoài khơi Đà Nẵng) nhồi sọ như chuyện nổi dậy ngoài miền bắc có thật, rồi đưa trở về miền bắc. Điều hành mấy đài phát thanh “đen” (Gươm Thiêng Ái Quốc, Cờ Đỏ), rải truyền đơn tuyên truyền phá hoại, gây hoang mang.
3. Xử dụng đơn vị Biệt Hải, ngăn chặn, bắt sống, tiêu diệt tầu bè Hải Quân Bắc Việt, tấn công bắn phá các mục tiêu quân sự dọc theo bờ biển miền bắc. Thả truyền đơn tuyên truyền.
4. Hành quân vượt biên (sang Lào, Miên – chương trình 35) phá hoại đường tiếp vận HCM đưa người, chiến cụ, đồ trang bị, tiếp liệu vào miền nam Việt Nam. Tìm kiếm kho tàng, binh trạm của địch cho phi cơ oanh kích, bắt sống tù binh, gài máy nghe lén điện thoại của địch, rải truyền đơn tuyên truyền. Mỗi người trong số 60 người được phỏng vấn đã được chọn lọc qua nhiệm vụ đảm trách trong đơn vị SOG. Việc này dựa theo tài liệu, tin tức thâu thập của cơ quan MACV liên quan trực tiếp đến các hoạt động, chương trình mà người được phỏng vấn đã từng làm. Tiếp theo là phần phỏng vấn đi sâu vào chi tiết các cựu biệt kích quân đơn vị SOG. Các cuộc phỏng vấn dựa theo hồ sơ tối mật, bao gồm khoảng 2000, 3000 trang giấy của đơn vị SOG đã hết thời gian bảo mật năm 1995, và những tài liệu “quan trọng” hơn nữa, được bộ Quốc Phòng, cơ quan tình báo CIA cho phép. Những tập hồ sơ đó đã cung cấp hình ảnh trung thực, chi tiết về các hoạt động, chương trình, kế hoạch của đơn vị SOG, bao gồm thêm những bản nghiên cứu, báo cáo, thẩm định về bốn bộ phận (phòng, ban, ngành) của đơn vị SOG. Những bản báo cáo, hồ sơ của đơn vị SOG đã có lúc được dự trù, sẽ không bao giờ được phơi bầy ra trước ánh mặt trời (công chúng). Đúng thế, nhiều cựu sĩ quan đơn vị SOG được phỏng vấn đã hết sức ngạc nhiên khi được đặt câu hỏi về những điều ông ta đã phải tuyên thệ không bao giờ được nói ra (tiết lộ bí mật). Vài người đòi hỏi phải nhận được giấy cho phép, hoặc nói chuyện trực tiếp với vị Tướng tư lệnh Hành Quân Đặc Biệt của Lục Quân, lúc đó họ mới chịu trả lời những câu hỏi một cách vui vẻ. Quyển sách này không chỉ viết lại câu chuyện về các hoạt động bí mật của đơn vị SOG chống lại chính quyền Hà Nội, còn cho biết thêm chi tiết sự “liên hệ” giữa giới lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Tổng Thống Kennedy, Johnson về các hoạt động bí mật. Khi Tổng Thống Kennedy quyết định vào cuối năm 1962, trao quyền chỉ huy (bàn giao) các hoạt động bí mật từ cơ quan CIA cho bộ Quốc Phòng (quân đội). Một phòng đặc biệt trong Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng / Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ) được chỉ định chỉ huy, điều hành các hoạt động bí mật, thủ tục cho phép (cấp tối cao, chứ không phải vị Tư Lệnh cơ quan MACV hoặc cấp chỉ huy trực tiếp của ông ta, vị Tư Lệnh Thái Bình Dương CINCPAC). Phòng này có tên là Phòng Phụ Tá Đặc Biệt về Chống Xâm Nhập và Các Hoạt Động Đặc Biệt (SACSA) và báo cáo trực tiếp cho vị Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng (Hoa Kỳ). Nhiệm vụ chính yếu của phòng này, điều hành thủ tục chấp thuận (thông qua, cho phép) tất cả các hoạt động của đơn vị SOG. Viên chức (sĩ quan) làm việc trong ban Hành Quân Đặc Biệt thuộc SACSA phải thuyết trình những mục tiêu (chọn lọc) của đơn vị SOG cho các viên chức cao cấp trong chính quyền để được chấp thuận (thường phải gửi danh sách các mục tiêu trước 1 tháng). Khi các mục tiêu dự trù phòng SACSA nhận được từ đơn vị SOG, một sĩ quan hành quân (ban 3) sẽ mang tay danh sách (mục tiêu) trình cho vị Tổng Tham Mưu Trưởng để được chấp thuận. Khi đã được chấp thuận, ông ta (ban 3) sẽ trình lên cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara hay vị phụ tá của ông ta, Cyrus Vance để thông báo (lấy ý kiến). Sau đó viên sĩ quan ban 3 sẽ đi sang bộ Ngoại Giao thuyết trình cho vị Ngoại Trưởng Dean Russ hoặc vị phụ tá. Tiếp theo là vị Cố Vấn (cho Tổng Thống) An Ninh Quốc Gia McGeorge Bundy. Tuy vậy, nếu ông ta ký thuận, thủ tục “chấp thuận” vẫn chưa hoàn tất… Bundy thường nói viên sĩ quan ban 3 trở về Ngũ Giác Đài, nhưng vẫn chưa gửi điện văn chấp thuận cho đơn vị SOG… cho đến khi Tổng Thống Johnson đã xem qua danh sách các mục tiêu. Do đó phần quan trọng của quyển sách này, tập trung vào sự liên hệ của các viên chức trong chính quyền trong các hoạt động bí mật của đơn vị SOG. Phỏng vấn các sĩ quan hành quân (ban 3) phòng SACSA (Phụ Tá Đặc Biệt Chống Xâm Nhập và các Hoạt Động Đặc Biệt) sẽ mở rộng cánh cửa cho độc giả biết thủ tục chấp thuận (cho phép) tiến hành như thế nào trong Ngũ Giác Đài (bộ Quốc Phòng, bộ TTM), bộ Ngoại Giao và tòa Bạch Ốc. Các sĩ quan hành quân SACSA xác nhận các viên chức cao cấp trong chính quyền gây ảnh hưởng quyết định của chính quyền Washington về trận chiến bí mật chống lại chế độ Hà Nội. Tác giả đã phỏng vấn các viên chức cao cấp trong “thủ tục chấp thuận” như: Robert McNamara, (bộ trưởng Quốc Phòng từ thời Tổng Thống Kennedy, Johnson) Walt Rostow (cố vấn An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Johnson từ năm 1966-1969), Roger Hilsman (phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao vấn đề tình báo), William H. Sullivan (Đại Sứ Hoa Kỳ ở Lào từ năm 1964-1969), Richard Helms (Giám Đốc cơ quan tình báo CIA từ năm 1966-1973), William Colby (Trưởng phòng CIA Việt Nam, Giám Đốc CIA từ năm 1973-1976), Victor Krulak (trưởng phòng SACSA từ năm 1962-1964), và William Westmoreland (tư lệnh MACV 1964-1968, Tham Mưu Trưởng ‘tư lệnh’ Lục Quân 1968-1972).
III. CÂU CHUYỆN Câu chuyện bắt đầu với quyết định của Tổng Tống Kennedy trong tháng Giêng 1961, ra lệnh cho cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA bắt đầu các hoạt động bí mật chống lại chính quyền miền Bắc Việt Nam. Ông ta (Kennedy muốn cho Hà Nội ngồi trên lửa, và làm những gì họ đang làm đối với đồng minh miền Nam Việt Nam. Hai điều cơ quan CIA có thể làm, chơi trò bẩn thỉu (làm mất mặt chính quyền Hà Nội) hoặc chiến tranh bí mất (ngoại lệ). Qua mùa hè năm 1962 (hơn 1 năm), bực mình vì cơ quan CIA không làm được việc, Tổng Thống Kennedy (JFK) ra lệnh bàn giao cho quân đội và phát triển chiến tranh bí mật. Phần đầu Chương Một (1) sẽ nói về các chuyện này, giải thích tại sao Kennedy chọn giải pháp. Phần thứ hai chương một nói về Chương Trình 34A (OPLAN 34A), nền tảng căn bản cho đơn vị SOG. Phần này nhấn mạnh thủ tục phác họa kế hoạch, sự khác biệt rõ ràng giữa các bộ phận của chương trình 34A. Chương trình 34A làm nền tảng cho sự leo thang trong trận chiến bí mật do người Hoa Kỳ phác họa, đảm trách. Phác họa chương trình cho các hoạt động bí mật là một chuyện, tổ chức, xây dựng một đơn vị để thi hành trận chiến bí mật là một chuyện khác. Lúc đó quân đội Hoa Kỳ chưa có một đơn vị nào làm mô hình, khuôn mẫu để thành lập đơn vị “đặc biệt” SOG, do đó SOG được thành lập từ “giấy trắng mực đen” trong Saigon. Chương Hai (2) nói về những khó khăn trong việc thành lập đơn vị SOG, từ lúc khởi thủy và bắt đầu hoạt động, đặc biệt khi Washington đòi hỏi (ra lệnh) cho biết kết qủa ngay tức khắc. Cấp chỉ huy đơn vị SOG phải khắc phục năm (5) việc khó khăn:
(1) Yêu cầu cơ quan CIA trợ lực (họ không sẵn lòng),
(2) Thuyết phục các viên chức cao cấp, lúc nào cũng lo lắng chương trình 34A (xâm nhập miền Bắc Việt Nam),
(3) Tổ chức đơn vị SOG (hành chánh),
(4) Tuyển mộ người (quân nhân LLĐB) có khả năng,
(5) Thiết lập sự liên hệ với đối tác VNCH (Nha Kỹ Thuật). Chương Ba cho đến Sáu (3 – 6) tập trung vào bốn phòng (ngành) của đơn vị SOG, thi hành các hoạt động bí mật chống lại chính quyền Hà Nội. Các ngành của SOG nhắm vào hai mục tiêu “Trung tâm của trọng lưc” như Clausewitz (Carl Philipp Gottfried (or Gottlieb) von Clausewitz (1 June 1780 – 16 November 1831) lý thuyết gia quân sự người Đức, cho rằng những trọng điểm chiến lược của quân thù. Nếu làm chủ được các điểm đó, địch quân sẽ mất thăng bằng, mất khả năng chiến đấu. Một “trọng tâm” của miền Bắc Việt Nam, đơn vị SOG tìm cách phá hoại là hậu phương an toàn nơi miền Bắc. Các chế độ như Hà Nội (cộng sản) thường đặt vấn đề an ninh nội bộ, kiểm soát người dân lên trên hết kể cả trong thời bình. Nhưng Hà Nội đang phải chiến đấu chống lại một siêu cường, nên vấn đề an ninh quốc gia rất quan trọng. “Trọng tâm” thứ hai, đơn vị SOG nhắm vào là con đường tiếp vận HCM. Con đường huyết mạch chuyển quân, vũ khí, đồ trang bị, tiếp liệu vào miền nam ngang qua hai quốc gia láng giềng Lào và Cambodia. Nhằm phá hoại vấn đề an ninh miền Bắc Việt Nam, đơn vị SOG điều hành nhiều chương trình bí mật chống lại Hà Nội, kể cả việc cho các toán điệp viên (biệt kích) xâm nhập (các bộ phận (phòng, ngành) thi hành các hoạt động bí mật sẽ được nói rõ trong chương Ba). Từ tháng Tư năm 1964 cho đến tháng Mười 1967, gần 250 điệp viên (quân biệt kích) được thả ra miền Bắc (các toán biệt kích nhẩy dù xuống, điệp viên đơn phương ‘singleton’ xâm nhập bằng xuồng từ biển vào hoặc băng qua sông Bến Hải). Cộng với số điệp viên (các toán biệt kích) do cơ quan tình báo CIA đưa ra miền Bắc, con số lên đến 500 người. Cũng như cơ quan CIA, số điệp viên thành công rất ít (theo tỷ lệ phần trăm). Đến cuối năm 1967, đơn vị SOG nhận được tin “vỡ mặt” (mất mặt) về các toán biệt kích, điệp viên gửi ra miền Bắc. Chương Ba sẽ nói rõ, chuyện gì xẩy ra, đưa độc giả vào trong một mạng luới điệp viên “hai mang”, đánh lừa, và các hoạt động phản gián. Chương Bốn nói về chiến tranh tâm lý, nhắm vào giới lãnh đạo chính quyền miền Bắc và quần chúng. Mục đích chính của chương trình này, làm cho chính quyền Hà Nội tin rằng có một phong trào “nổi dậy” (du kích) nơi miền Bắc Việt Nam. Đó là nguyên nhân cho việc cấu tạo đài phát thanh Gươm Thiêng Ái Quốc (SSPL), đơn vị SOG xây dựng đài phát thanh SSPL để phát ra ngoài Bắc, và thả truyền đơn tuyên truyền (do phi cơ thả xuống miền Bắc, do Biệt Hải thả ngoài hải phận Bắc Việt cho sóng đưa vào bờ). Tinh vi hơn, đơn vị SOG xây dựng một khu “giải phóng” giả (cù lao Chàm ngoài khơi Đà Nẵng), sau đó quân Biệt Hải sẽ bắt cóc ngư dân miền Bắc đưa ra “Hải Đảo Thần Tiên” (cù lao Chàm) cho nhân viên đài Gươm Thiêng Ái Quốc nhồi sọ, tuyên truyền trước khi đưa họ trở lại miền Bắc cùng với “qùa tặng” Phòng thứ Ba của đơn vị SOG xử dụng quân Biệt Hải đánh phá các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc, cũng là một phần trong chương trình 34A (ra miền Bắc). Chương trình này có tên là MAROPS (Hành Quân Biển), được Tổng Thống Johnson, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara tin tưởng đạt hiệu qủa, gây ảnh hưởng đối với chính quyền Hà Nội. Phòng thứ Tư (chương trình 35, vượt biên, xâm nhập Lào, Cambodia), xử dụng quân Mũ Xanh LLĐB/HK làm trưởng toán biệt kích (VNCH có những toán biệt kích tương xứng Nha Kỹ Thuật Lôi Hổ), ngăn cản, phá hoại hệ thống đường mòn HCM trên đất Lào và Cambodia. Quyết định này gây khó khăn cho chính quyền Johnson (xâm phạm chủ quyền hai quốc gia Lào và Cambodia). Phần đầu chương Sáu, bàn luận về “chiến tranh” chuyện chính trị, kéo dài gần hai năm giữa bộ Ngoại Giao và Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng) “Có thể cho đơn vị SOG hoạt động trên hai quốc gia láng giềng, phá hoại hệ thống đường mòn HCM?” Chuyện “vượt biên” qua hai quốc gia láng giềng cuối cùng được “thông qua”, toán biệt kích SOG đầu tiên do quân Mũ Xanh Hoa Kỳ làm trưởng toán, xâm nhập vào đất Lào trong tháng Mười năm 1965 (toán Iowa). Phòng này phát triển nhanh chóng trong vòng ba năm kế tiếp với quân số đông đảo nhất, vũ khí, quân dụng, số lần hành quân nhiều nhất so với các phòng khác. Đến năm 1967, phòng này (chương trình 35) nới rộng khu vực hoạt động sang Cambodia. Chương Bẩy đưa các hoạt động của đơn vị SOG trên thực tế (ngoài chiến trường) vào quân sử cuộc chiến Việt Nam. Nhiệm vụ của cấp chỉ huy Hoa Kỳ, làm sao phối hợp giữa chiến tranh ngoại lệ (bí mật) và chiến tranh diện điạ. Chương này cho thấy, cấp chỉ huy Hoa Kỳ, đặc biệt Đại Tướng Westmoreland đã thất bại, không nhìn thấy mức độ quan trọng, sự đóng góp của đơn vị SOG trong cuộc chiến. Chương Tám, chương cuối cùng trở lại lúc khởi thủy, sự theo dõi, kiểm soát của hai vị Tổng Thống Kennedy và Johnson trong cuộc chiến bí mật. Bắt đầu với những nhân vật thân cận của Tổng Thống Kennedy, Robert McNamara, McGeorge Bundy, Walt Rostow, và Robert Kennedy, cho đến khi CIA không đạt hiệu qủa, Kennedy ra lệnh bàn giao cho quân đội, xúc tiến cuộc chiến bí mật chống chính quyền Hà Nội. Mặc dầu Tổng Thống Kennedy thúc đẩy mạnh mẽ, các hoạt động của đơn vị SOG vẫn gặp nhiều trở ngại, ràng buộc vì vấn đề chính trị, bang giao quốc tế. Phần kết luận để trả lời câu hỏi, Chúng ta đã học được những gì về sự cấu tạo, những đóng góp, thành qủa ca đơn vị “tối mật” SOG (Đoàn Nghiên Cứu & Quan Sát) Fort Hays State University Dept of Computer Science 02/04/2021 vđh
No comments:
Post a Comment