Wednesday, August 5, 2020

Hình Ảnh và Videos Tang Lễ Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Tưởng VNCH PĐ211, PĐ219, Phủ Phó Tổng Thống VNCH

Tang lễ trong mùa dịch, những vách tường là lều căng ngoài trời, hình ảnh một người phụ nữ Việt Nam ôm hình hài của phu quân đã phủ màu cờ, phía dưới là di ảnh người quá cố, đây là phi vụ cuối cùng của Th/Tá Nguyễn Văn Tưởng một anh hùng Kingbee Pilot từng xông vào vùng lửa đạn để bốc và thả những toán thám sát của Biệt Kích Mỹ và Nha Kỹ Thuật trên vùng biên giới Tam Biên, hay trong những mật khu trùng điệp của Cộng Sản, trong Chiến Tranh Việt Nam. Chuyến bay cuối cùng và anh sẽ không bao giờ trở lại.
 

Sáng hôm nay một ngày của tháng 8, mùa hè Nam Cali trời trong và mát vì cái lạnh của ban đêm vẫn còn vương vấn. Tang lễ Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng được tổ chức tại nhà quàn Peek Funeral home phòng số 2. Phía trước phòng cửa đã đóng kín, một con đường ra tận phía sau của phòng số 1, dãy hành lang dài và bên trên có che những tấm bạt thay vì dựng lều như những phòng khác, nơi đây rất tiện nghi vì đã có tường sẵn hai bên họ chỉ che phía trên là có những sinh hoạt ngoài trời theo quy chế hiện hành của Tiểu bang. Hôm 1 tháng 8 năm 2020, Thống Đốc Tiểu Bang California đã có thông báo cho nhà quàn thực hiện những tang lễ ngoài trời và không hạn định số người tham dự,  không như trước đây. Tang lễ hạn chế số người tham dự và đa số dành riêng cho gia đình mà thôi.

Khi đến nơi chiếc trực thăng UH1 của Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam chi bộ 1024 (VVA Chapter 1024) Nam California đã có mặt, chiếc trực thăng nằm gọn trên xe kéo và cạnh bức tường bên ngoài phòng số 2, trên trực thăng có nhiều hình ảnh trong chiến tranh Việt nam gợi nhớ lại thời chinh chiến trước đây và mọi người chụp hình lưu niệm quay quần bên nhau cũng như chào hỏi và thăm nhau, mùa đại dịch covid 19, kế bên là những xe Jeep của Quân Đội những chiếc xe jeep M151A2 một thời đã hiện diện trong chiến trường Việt Nam và đã trãi qua thời binh lữa từ ngày đầu cho đến ngày cuối của chiến tranh việt Nam

Vào bên trong một chiếc bàn với nón bay và những huy hiệu của Không Quân và Tổng Tham Mưu, mô hình trực thăng H34 đang bốc toán Biệt Kích. Đôi giày map chỉ có trong chiến tranh Việt Nam với tấm thép chống chông lót dưới đế giày, được trưng bày và một số vật dụng như túi bay, áo jacket và khăn choàng với cờ VN.

Bên trong mọi người đã đông đủ, các Niên trưởng của Phi Đoàn 219 các anh chị từ khắp nơi về tham dự có cả các cựu quân nhân VNCH, Hoa Kỳ và đây là cựu President của Hội SOA cũng là Trưởng Toán Idaho Chiến Đoàn 1 Xung Kích (CCN) John Meyer từ San Diego cũng đã có mặt. Các Chiến Hữu Không Quân A37, Khu Trục, Trực Thăng, Quan Sát, Chinook và rất đông đủ các Kingbee của Phi Đoàn 219.

Cuối hành lang các Thầy của chùa Bát Nhã đang tụng kinh cầu siêu và phát tang âm thanh trầm và buồn, các con cháu và gia đình quay quần thật đông quỳ lạy. Linh cữu của Kingbee Nguyễn văn Tưởng yên nằm trong phi vụ cuối cùng.

Từ khi có đại dịch tại Hoa Kỳ từ tháng 3/2020 cho đến nay. Đây là một tang lễ có đông đủ người tham dự và lần đầu tiên trong Cộng Đồng Người Việt một tang lễ có trưng bày Trực Thăng UH1 của Chiến Tranh Việt Nam. Cũng như NT Lê Minh đã viết như sau: “không ngờ, bệnh dịch Covid-19 cũng không ngăn cản được ; Đồng- đội, Bạn bè đến đông đủ; gây bất ngờ đến mọi người”.

Buổi Lễ Phủ Kỳ gồm có Kingbee Đặng Quỳnh, Kingbee Dương Ngọc Như, Kingbee Nguyễn Phục Thiệu và A37 Trương Công Huệ, phần chào súng có Pilot Trung Khu Trục, Kèn Truy Điệu do C/H Lê Tinh Anh NKT phụ trách và Phạm Hòa NKT điều khiển chương trình. Trong buổi lễ này còn có các NT của khóa 63A Không Quân Việt Nam đông đủ các C/H Không Quân và các CQN Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam và đông nhất là gia đình Kingbee Phi Đoàn 219.

Sau nghi thức phủ Quốc Kỳ VNCH là phần phân ưu, Trưởng Toán Biệt Kích Hoa Kỳ John Meyer đã nhắc lại nhiều lần các Kingbee của VNCH đã lao vào lửa đạn và đã cứu toán nhiều lần và một lẩn đặc biệt là ngày Giáng Sinh năm 1968. John cũng đã xuất bản nhiều sách viết về đời Nhảy Toán và nhắc về những lần cứu toán của các Kingbee mong các thế hệ mai sau không quên công lao xương máu của họ, trong một e-mail phân ưu ông đã viết như sau:

John S. Meyer đã viết

Tôi đã mất 28 giờ để viết ghi chú đau đớn này:

Người Phi công không hề biết sợ hãi, Kingbee Nguyễn Văn Tưởng đã qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 23 tháng 7 tại Quận Cam, CA.

 Trong nỗi niềm  riêng của tôi, việc mất Tường gây tổn thương sâu sắc vì anh ta đã cứu  Tóan ST / RT Idaho của tôi nhiều lần trong khi triệt xuất Tóan từ các bãi đáp (LZ) nóng bỏng tại Lào trong thời gian “68 -69”, kể cả Ngày Giáng sinh năm 1968.

Tưởng là hình ảnh tiêu biểu của các phi công Kingbee, người đã cứu nhiều  người lính Mũ xanh Hoa Kỳ trong cuộc chiến bí mật kéo dài 8 năm của Chiến tranh Việt Nam.

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, Tưởng đã trải qua hơn năm năm trong trại  tù "cải tạo" cộng sản cho đến khi anh ta có thể  thoát đến Mỹ và đoàn tụ với người vợ yêu thương Tami. Tami gọi cho tôi với tin buồn  vào  ngày thứ năm.

 Trân trọng

J. Meyer

ST / RT Idaho - FOB 1 / CCN

Lần lượt các Hội Đoàn, Khóa 63A Không Quân Việt Nam, Tổng Hội Nha Kỹ Thuật, Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, Hội Biệt Kích Hoa Kỳ (Special Operations Association), Gia Đình Kingbee Phi Đoàn 219 KQVN và xen kẻ có những phân ưu của cá nhân, sau đó Bà Quả Phụ Nguyễn Văn Tưởng thay mặt gia đình cám ơn quan khách và mọi người đến tham dự tang lễ và nhân dịp này cám ơn tất cả mọi người đã chia buồn qua điện thoại, e-mails, Facebook, báo chí và nhất là sự hiện diện của mọi người không quản ngại trong mùa dịch Covid19.  

Vào lúc khoảng 13:30 Nghi Thức Gấp Quốc Kỳ VNCH được tổ chức rất ấm cùng và trang trọng có đông đủ tất cả mọi người và Quốc Kỳ được trao cho Kingbee Đại Úy Dương Ngọc Như, rồi lần lượt trao cho Trưởng Toán Idaho John Meyer, để trao cho Bà Quả Phụ Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng. Hình ảnh lưu lại thật đẹp và in dấu ấn mãi mãi ghi vào tâm thức của mọi người tham dự. Covid19 đã đánh ngã tất cả, nhưng Covid19 không đánh ngã được tấm lòng huynh đệ chi binh của những Chiến Sĩ một thời vào sinh ra tử và bây giờ vẫn mãi mãi bên nhau đến lúc cuối đời.

Kingbee Nguyễn Văn Tưởng Phú Bài 1969


C/H Lê Tinh Anh đang chuẩn bị Quốc Quân Kỳ cho nghi lễ 
 
Hình ảnh Phát Tang 
Các con cháu sau khi phát tang 

 
Toán Phủ Quốc Kỳ gồm các Pilot Phi Đoàn 219, KQVN cùng Nha Kỹ Thuật
Kèn Truy Điệu do C/H Lê Tinh Anh thực hiện
 

Mấy hôm nay, ngày nào Anh cũng xem đi, xem lại hình ảnh Đám Tang Anh Tưởng trên Diễn-Đàn.

Một lần nữa, cám ơn Em đã đưa toàn bộ hình ảnh đám tang. Anh hối tiếc vì bị bệnh không tham dự được, nhưng nhờ những hình ảnh của Em, Anh cũng tự an ũi là mình cũng có mặt ngày hôm đó.

Anh không ngờ, bệnh dịch Covid-19 cũng không ngăn cản được; Đồng- đội, Bạn bè đến đông đủ; gây bất ngờ đến mọi người.

Như các chiến-hữu PĐ/219 , Anh chơi rất thân với Anh Tưởng. Nhứt là những năm gần đây mỗi lần N/T Cang có tổ chức gì ở nhà, (Quan khách phần đông là PĐ/219 và Lôi-hổ).

Anh đều gặp Anh Chị Tưởng ở đây.

Thời gian 65- 66, lúc Anh còn nắm Toán trưởng, anh Tưởng còn chưa ra bay cho Biệt đội (King-Bee) Thời gian anh Tưởng bay cho Mac-Sog + NKT, anh đang ở Tiền doanh 1 / PB (FOB 1)làm Đại đội trưởng Thám sát, thì các mục tiêu nào, và các Toán nào xâm nhập; cũng như biệt đội King-bee nào thả toán hôm đó anh đều biết, khi họp tham mưu.

Thời gian anh Nhảy toán, các mục tiêu không ''Hot'' như những năm từ 67 đến sau này; nhứt là FOB 1  . Có điều các toán đều tin tưởng vào khả năng của các phi công King-bee, nên đều hoàn thành tốt đẹp mọi nhiệm vụ

Trường hợp anh Tưởng lao vào lửa đạn phòng không địch, đễ cứu 1 toán L/H sắp bị địch tiêu diệt. Chiến công này được Mũ xanh LLĐB/ Mac-Sog John Meyer ca tụng hết lời. 

Đễ thêm huyền thoại cùa những phi công trực thăng King-bee. Một toán trong vùng bị địch bao vây, nhiều toán viên bị thương và chết. Phi hành đoàn gồm các anh: Hiệp, Lĩnh và Châu vẫn lao vào rước toán. Bị phòng không địch quá mạnh, không vào được, bay về đổ xăng lại bay vào đón toán, vẫn không đón được. Lần thứ 3 bay vào các anh bị phòng không bắn rơi. Kễ từ ngày hôm đó : Tiền doanh 1 Phú bài cả trại nhuộm một màu tang tóc, thương tiếc sự hy sinh cao cả của các anh. Nếu kể chuyện King-bee thì kể hoài không hết. Nói chung thì Pilot P/Đ 219 đều xuất sắc, nhưng được nhắc nhiều nhứt là: các anh Khôi, Huệ, Hiếu, Hùng (Râu kẽm) Hiệp, Tưởng và Nguyễn Quý An vân vân….

Có 1 chuyện mà mọi người đều biết là năm 1975, anh Tưởng đã theo tàu VNTT đến đảo Guam, nhưng sau đó theo tàu VNTT trở về, Mọi người đều trách anh Tưởng trở về, đễ bị tù cải tạo cả chục năm. Anh thì không  nghĩ như thế. Phải thương vợ thương con mới có quyết định như vậy. Sau này qua Mỹ diện H.O . Thương vợ, con; anh Tưởng cố gắng làm việc đền bù lại thời gian tù tội, Anh cũng mua được nhà khang trang cho vợ con.

Thành tích bay của anh Tưởng xuất sắc như thế, nhưng ít khi nào anh nhắc đến. Điễn hình là bài báo Orang Couty Register đăng tháng 12 năm 2013 nói về anh, anh cũng không mang ra khoe với bạn bè.

Anh Tưởng ra đi đã hơn 1 tuần lễ nay, nhưng thương tiếc của gia đình và bạn bè trong lòng vẫn chưa nguôi.

Chúc linh hồn anh Tưởng đời đời nơi Cỏi Phật.

 
Sau khi phủ kỳ là TAP kèn truy điệu
Huy Hiệu Long Mã Phi Đoàn 219
Nghi Thức Phủ Quốc Kỳ VNCH
Tuyên đọc Tiểu Sử Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng

Biệt Kích John Meyer thắp hương
Lời Phân Ưu và nói về Kingbee Nguyễn Văn Tưởng của Toán Trưởng Idaho John Meyer

Các Chiến Hữu với AR15 trong nghi lễ Phủ Quốc Kỳ




Xe Jeep và Trực Thăng display trước địa điểm tang lễ



Cháu nội Kingbee Nguyễn Văn Tưởng / Nhân Viên Công Lực T/P Westminster
Vòng Hoa Phân Ưu
Các CQN Hoa Kỳ đã mang trực thăng UH1 đến địa điểm tang lễ
Các Sĩ Quan Không Quân Khóa 63A đứng đầu là Trung Tá Lê Văn Bút Không Đoàn Trưởng Pleiku / Sư Đoàn 6 Không Quân

John Meyer thắp hương
A37 KQ Trương Công Huệ
Kingbee và Hắc Long chụp hình lưu niệm
Các kingbee pilot và chụp hình lưu niệm với John Meyer và Bà QP Nguyễn Văn Tưởng




Vòng Hoa Phân Ưu
Kingbee Đặng Quỳnh
Những tấm hình đẹp nhất trong mùa dịch Covid19
Phạm Hòa Chiến Sĩ Vô Danh



Cháu nội của Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng
Quốc Kỳ VNCH và Trưởng Nam Th/Tá Nguyễn Văn Tưởng





KQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng (Nha Trang 1968)
Bull dog and Alice



No comments:

Post a Comment