Các Chiến Sỉ Liên Đoàn Người Nhái diển hành ngày Quân Lực 19/6/1973
Ngay khi được tin công dân Mỹ đầu tiên bị 4 tên hải tặc Somali bắt làm con tin, Ngủ Giác Đài gởi ngay Diệt ngư Lôi hạm Bainbridge với thủy thủ đoàn gồm 42 sĩ quan và 516 binh sĩ võ trang 2 giàn phóng hỏa tiễn Mk-10, 2 giàn phóng hỏa tiễn Harpoon, 2 súng phóng hỏa tiễn Tomahawn, 2 giàn ba nòng phóng thủy lôi Mk-46, 2 giàn đại liên 20 ly và 1 giàn phóng hỏa tiễn Mk-16 ASROC. Ngoài ra, Đệ Ngủ Hạm Đội cho tăng cường máy bay thám thính không người lái thường xuyên có mặt trên không phận của chiếc thuyền cứu sinh. Một trăm giờ đồng hồ trôi qua đủ để Ngủ Giác Đài nghiệm ra được sự bất lực của binh hùng tướng mạnh. Qua ngày thứ tư, Bộ Quốc Phòng Mỹ vỡ lẽ ra rằng “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, cần một số tay thiện xạ tinh luyện hơn là đùng đùng xe pháo mã. Tối thứ Bảy, hai tiểu đội người nhái SEAL của Hải Quân Mỹ đã được kín đáo thả dù xuống mặt biển. Họ được chia phiên túc trực bên sau cây súng bắn tỉa MK11 chính xác nhất thế giới, từ khi được lặng lẽ vớt lên tàu chiến Bainbridge tới hoàng hôn ngày Chủ Nhật. Họ đã có hơn một dịp để nổ súng, nhưng họ vẫn được lệnh chờ. Lúc 7:19 phút, qua ống ngắm hồng ngoại tuyến, họ trông thấy 2 tên cướp nhô đầu lên ở chỗ trống, tên thứ ba nâng súng lên, chỉa vào thuyền trưởng Phillips. Phó Đô Đốc Frank Castellano gọi một cú điện thoại nữa về Tòa Bạch Ốc, báo tin tính mạng thuyền trưởng Phillips bị tột cùng lâm nguy. Không ngần ngừ nữa, Tổng Thống Obama cho lệnh bắn. Frank Castellano chuyển lệnh tới Trưởng toán Người Nhái. Ba xạ thủ đã sẵn sàng sau đuôi chiến hạm bập bềnh, họ phải nổ súng cùng lúc, mỗi người đã chọn một hải tặc trên cái phao cứu sinh cũng bập bềnh làm mục tiêu, và mục tiêu phải dứt điểm bằng một viên đạn độc nhất – không có viên thứ nhì. Bắn trật, hay bắn không cùng lúc, tên hải tặc nào đó sống sót sẽ bắn Thuyền trưởng. Trưởng toán đếm ngược, năm, bốn, ba. Khi trưởng toán đếm tới hai, súng nổ. Ba phát, ba tên cướp cùng trúng đạn một lúc. Lính Mỹ ùa xuống thuyền bơi qua phao cứu sinh, cỡi trói cho Thuyền trưởng. Cả thế giới thở phào nhẹ nhõm, trút gánh nặng tinh thần kéo dài suốt bốn ngày rưỡi.
Trong lục địa Hoa Kỳ hay ở chiến trường Afghanistan và Iraq, khi cần dùng chỉ một vài tay súng lão luyện và can đảm để thanh toán một mục tiêu khó nuốt, luôn luôn người ta cầu viện SEAL – Người Nhái Hải Quân. Thành phần tinh nhuệ nầy cũng đã được sử dụng từ hồi chiến tranh Việt Nam, họ đã tạo những chiến công mà phía địch cũng phải tìm tòi, nghiên cứu. Và có lẽ chiến công lẫy lừng nhất là cuộc đột nhập vào sâu trong phòng tuyến địch để giải thoát cho Trung Tá phi công Iceal Hambleton trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa bị rớt máy bay bên bờ sông Thạch Hãn, do hai người hùng thực hiện: Trung úy Người Nhái SEAL Tom Norris vàTtrung sĩ Nguyễn Văn Kiệt thuộc Liên đoàn Người Nhái VNCH. Câu chuyện có thật về cuộc giải cứu nầy đã được Darrel Whitcomb viết thành sách tựa đề “Cuộc Giải Cứu Bat-21”, và nhà văn William Charles Anderson viết cuốn “Bat*21”, tới năm 1988 được đạo diễn Peter Markle quay thành phim mang cùng tên.
“Bat 21”
Khi máy bay trúng đạn vào ngày lễ Phục Sinh 2-4-1972 trên bầu trời Khu Phi Quân Sự, Trung Tá Hambleton đã kịp nhảy ra khỏi chiếc tàu do thám không vũ trang nổ tung với xác 5 chiến hữu, từ trên cao độ 31.000 feet. Chiếc dù đã mang người phi công 53 tuổi mang bí danh “Bat 21” (Dơi 21) với một kho hiểu biết về Tình Báo Quốc Phòng và điện toán trong đầu mà Ngủ Giác Đài không thể để lọt vào tay quân Cộng sản. Cuốn phim do Gene Hackman và Danny Glover diễn đã mang lại nhưng pha sôi động nghẹt thở và kỳ thú, nhưng đã không nói lên tất cả câu chuyện – những tình tiết đáng kể và có thực.
Ký giả John Haseman nhận xét rằng đạo diễn và đoàn làm phim cũng như giữa chúng ta ít người biết được về một người nhái của Hải Quân VNCH tên Nguyễn Văn Kiệt đã nhận được huy chương Đệ Nhị Đẳng Anh Dũng Bội Tinh của Hải Quân Hoa Kỳ, do Tổng Thống Mỹ tặng, dành cho chiến công của anh trong ngày 13-4-1972, khi anh cùng Tom Norris coi thường gian nguy để cứu mạng Trung Tá Hambleton. Kiệt là một trong hai người ngoại quốc được ân thưởng huy chương cao quý nầy – người kia là một binh Nhất thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 51 Bộ Binh QLVNCH, tên Trần Văn Bảy. Vào ngày 19-2-1967, trong một trận bị phục kích bất ngờ bằng súng trường và súng liên thanh của số quân Việt cộng đông đảo ở quận Hiếu Đức, tỉnh Quảng Nam, anh Bảy đã anh dũng hy sinh tính mạng để cứu binh sĩ Đại đội G, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 4 TQLC Hoa Kỳ. Trong lúc giao tranh ác liệt, anh Bảy phát hiện một bẫy của đối phương sắp giết chết binh Nhất TQLC Samuel Vitello. Không ngần ngại, anh đã nhanh tay xô Vitello xa cạm bẫy để tránh cái chết, còn bản thân anh trở thành lá chắn, hứng trọn cú nổ, thay thế cho quân nhân đồng minh. Nhờ đó, binh Nhất Vitello thoát hiểm với vết thương rất nhẹ, còn Trần Văn Bảy tử thương.
Ký giả John Haseman mổ xẻ rằng phần liệt kê thành tích do Bộ Quốc Phòng Mỹ phổ biến quá ư tổng quát, do thời điểm mà Kiệt nhận được huy chương vào năm 1976 là giai đoạn mà các chi tiết quanh vụ giải cứu còn được giữ bí mật. Còn kịch bản cuốn phim Bat 21 soạn theo tiểu thuyết của William Anderson viết năm 1983, tuy dựa vào câu chuyện có thật, nhưng vẫn là một sản phẩm của tưởng tượng vì chế độ bảo mật của quân lực Mỹ. Kết quả là cuốn phim có nhiều điểm trùng khớp với sự thật trong đời, nhưng cả cuốn sách lẫn cuốn phim chẳng hề nhắc một chữ về nhân vật chính, là Kiệt hay Norris, hay bất cứ thành viên SEAL nào đã tham dự vào cuộc giải cứu không tiền khoáng hậu nầy.
Mãi tới năm 1980, thông tin liên quan tới cuộc hành quân táo bạo nầy mới được giải mật và đưa toàn bộ chi tiết cuộc giải cứu ra ánh sáng. Trung sĩ Nhất Nguyễn Văn kiệt là một trong nhóm 5 người Biệt Hải từ căn cứ Đà Nẵng tình nguyện tham dự nhiệm vụ hiểm nghèo kéo dài 12 ngày. Nhưng cuối cùng, anh là người lính Biệt Kích duy nhất kết hợp với Trung úy Norris của toán Đặc nhiệm SEAL số 158 để đi vào lòng địch trên sông Miêu Giang để lùng kiếm Trung Tá Hambleton. Bấy giờ, Norris là một trong những quân nhân mang sắc phục SEAL ít ỏi còn có mặt ở chiến trường Việt Nam, và đây là giai đoạn thứ nhì của anh. Kiệt cao 5 feet 5 inch, trong khi Norris cao 5 feet 9; hai người đã kết hợp thành một tổ, sinh tử có nhau, để nhận cái sứ mạng trên lưỡi hái tử thần mà Không Quân Hoa Kỳ liên tiếp thua cuộc từ một tuần lễ nay. Đối với một người nhái Biệt Hải, đây là sứ mạng để đời của họ.
Nguyễn Văn Kiệt sinh ngày 23-3-1945 gần Sài Gòn. Anh gia nhập Hải Quân VNCH năm 1963 và thoạt đầu được huấn luyện để trở thành nhân viên lái thuyền tuần tiểu, vừa là xạ thủ súng máy, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, sau đó công tác tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Năm 1970, Kiệt tình nguyện vào Liên đoàn Người Nhái. Từ 1970 tới 1973, anh được biệt phái tham dự khóa thí điểm “lùng tìm và giải cứu” để học về kỹ thuật phá hoại ngầm dưới nước dành cho toán viên SEAL do Norris chủ trì.
Cuộc giải cứu “Bat 21” và trung úy phi công Mark Clark (mật danh Nail 38) bị bắn rớt ngày hôm sau không những là cuộc lùng tìm và giải cứu quy mô nhất của không Quân và Lục Quân trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh VN, mà còn là cuộc hành quân với tổn thất nặng nề nhất về nhân mạng và máy bay chiến đấu thực hiện trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, trong thời điểm phần lớn quân lực Hoa Kỳ đã triệt thoái. Mấy tuần trước đó, 30.000 quân chính quy Bắc Việt đã công khai vi phạm hiệp định Geneve 1954, tràn qua vỹ tuyến 17, bất thần đánh úp và xóa sổ SĐ3BB Việt Nam, và chiếm cứ phân nửa đất đai tỉnh Quảng Trị. Hoa Kỳ dựa vào các Pháo đài bay B-52 và các loại máy bay oanh kích khác để yễm trợ cuộc chiến đấu của nam Việt Nam. Chỉ tính riêng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-1972 của Mùa Hè Đỏ Lửa, Mỹ đã gởi 6.000 phi tuần tham chiến, và các phi vụ oanh kích nầy chỉ có thể ném bom trúng mục tiêu hay không là nhờ những phi công như Iceal Hambleton bay loại máy bay điện tử Douglas EB-66 làm nhiễu hệ thống radar và các mạch truyền tin của đối phương để dọn đường trước.
Khi bị trúng hỏa tiễn địa không của địch, chiếc dù của Hambleton đã xuống cạnh con đường tiếp liệu bận rộn của Cộng sản giữa Khu Phi Chiến và sông Miêu Giang – một nhánh chính của sông Thạch Hãn từ hướng Tây đổ xuống, chảy giữa Quốc lộ 9 đi Lào bên bờ Nam và Tỉnh lộ 8B bên bờ Bắc. Khi vào vùng nhận nhiệm vụ, Trung Tá Hambleton và 5 đồng đội trên con tàu định mệnh biết họ bay vào hang cọp, bên dưới là hai sư đoàn lính chính quy cộng sản trang bị các giàn phòng không SA-2 cùng hàng trăm họng súng bắn máy bay khác. Khi vừa đảo một đường bay để bay trở lại hướng nam, máy bay họ trúng một trái hỏa tiễn và nổ tung. Hambleton thoát chết nhưng một ngón tay bị rách toạc, trên mình ghim lăm dăm các mảnh kim khí của xác máy bay, bị trẹo xương sống phải đi cà nhắc. Ông phải ôm vết thương luồn lách các đơn vị địch đông đảo với hệ thống phòng không chằng chịt nhất trong toàn cuộc chiến, tính tới nay. Như mọi nhân viên phi hành khác, Hambleton mang theo mình chiếc radio thoát hiểm có thể phát tiếng bíp hoặc tiếng nói của người. Cứ mỗi vài giây, ông phải mở máy một lần để xem có ai nghe được tín hiệu cứu cấp của mình không. Sau đó, ông đã liên lạc được và biết là sắp có toán cấp cứu tới. Chỉ ít phút sau khi dù xuống đất, chiếc trực thăng mang mật mã Blueghost 39 vào vùng để bốc Hambleton nhưng vừa rời Quốc Lộ 1, tàu gặp phải hỏa lực ồ ạt từ dưới đất bắn lên, họ không biết Hambleton rơi ngay vào giữa sào huyệt địch. Chiếc trực thăng bị bắn rơi, tất cả phi hành đoàn vừa bị bắt sống, vừa bị tử nạn, không ai chạy thoát. Ngày hôm sau, chiếc máy bay quan sát OV-10 do Trung úy Mark Clark và William Henderson cầm lái đã bị bắn hạ khi đang quanh quẩn trên đầu Hambleton để tìm cách hướng dẫn phi pháo bảo vệ ông. Hai phi công đã nhảy dù kịp, nhưng trong khi Clark xuống dù ở bờ Nam và lẫn trốn chờ giải cứu, Henderson bị bắt sống ngay khi dù chạm đất.
Liên tục hai ngày sau đó, hàng trăm phi tuần phóng pháo đã vào vùng ném bom và bắn đại liên để ghìm những xạ thủ Bắc quân. Đây là hành động hết sức nguy hiểm, nhưng Không Quân Mỹ không bỏ rơi đồng đội. Qua hệ thống định vị tầm xa, Không Quân Mỹ có thể xác định vị trí của Hambleton không sai biệt quá 30 feet, nhưng họ không thể đến với ông, vì ông lọt vào giữa khu vực lèn kín 30 ngàn tay súng địch. Ban đêm, máy bay Mỹ quần thảo trả trái sáng để duy trì tinh thần và phương hướng cho phi công lâm nạn, ban ngày, họ thả mìn thành một vòng đai bao bọc chung quanh để đối phương không ăn tươi nuốt sống ông. Tới ngày 6-4, phía Mỹ gởi tới 52 cặp phóng pháo cơ và 4 phi tuần B-52 để dọn đường cho chiếc trực thăng khác vào bốc Hambleton trước, Clark sau. Tại phi trường Đà Nẵng, Đại úy Peter Chapman tình nguyện bay chuyến bay giải cứu, mặc dù tên ông không nằm trong danh sách bay, vì ông chỉ còn vài ba hôm nữa là đáo hạn, trở về nước. Cùng với viên phi công phụ và bốn xạ thủ đại liên khác, họ thành một phi hành đoàn, mang tàu vào vùng bão tố. Tất cả các tọa độ yêu cầu đã được đánh bom và im tiếng súng, nhưng khi chiếc Jolly Green 67 đang xuống sát Bat 21, tất cả bốn phía đồng loạt nổ súng. Quanh làn khói xanh báo hiệu an toàn là các thứ súng phóng lựu và đại liên ồ ạt nhã đạn. Đại úy Chapman hover tàu xuống bên trên đầu Hambleton, nhưng trực thăng của ông trúng đạn. Ông kéo tàu lên nhưng đã quá muộn, tàu bắt lửa, gảy làm đôi, nghiêng qua một bên, rơi xuống đất, vỡ tan tành gần chỗ Clark ẩn núp. Một tiếng nổ kinh hồn kết liễu số mạng của toàn bộ phi hành đoàn 6 người hùng coi nhiệm vụ giải cứu cao hơn cái chết. Ngày hôm sau, một chiếc quan sát OV-10 nữa mang mật danh Covey 282 do Trung úy Bruce Walker và trung úy TQLC Larry Potts cầm lái đang bay chỉ điểm đã bị bắn cắm đầu xuống sát chỗ chiếc Blueghost 39 rơi hôm trước, thêm hai phi công nữa được ghi tên lên danh sách cần được giải cứu. Tin tình báo sau đó cho hay Trung úy Potts chết trong tay địch và xác không bao giờ được tìm thấy, tên ông là một trong nhưng quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh VN.
Sang tới ngày 9-4, tình thế của phía Không Quân kể như vào chân tường. 5 máy bay đã bị tiêu hủy, 15 phi công Mỹ thiệt mạng, 2 người bị bắt sống, 2 người mất tích. Đích thân Tướng Creighton Abrams – Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam – ra lệnh cấm bất cứ phi vụ trực thăng nào vào tiếp cứu. Một tổ “lùng tìm và giải cứu” (SAR) được điều tới vùng dầu sôi lửa bỏng, gồm có Trung úy người nhái Norris, Trung sĩ Nguyễn Văn Kiệt, và 4 biệt kích người nhái Việt Nam khác nữa. Họ được lệnh bơi ngược dòng Miêu Giang còn hai phi công Mỹ được hướng dẫn lần đường ra bờ sông và bơi xuôi dòng, để được cứu. Trong ngày 10-4, Nguyễn Văn Kiệt cùng toán của mình trốn trong một cái lô cốt bị pháo tan tành nằm trên bờ Nam sông Miêu Giang, sẵn sàng với kế hoạch giải cứu. Họ tính đi tìm Clark trước. Họ không liên lạc được bằng radio với Clark hay Hambleton, nhưng có thể báo cáo về người chỉ huy toán SEAL tại hậu cứ, Trung Tá Andy Anderson. Trưởng toán Norris kiểm tra con nước và thấy dòng nước chảy siết không tiện cho toán của ông lội ngược dòng; anh quyết định chọc thủng phòng tuyến địch bằng đường bộ. Nương màn đêm, cả toán đã đột nhập sâu về hướng tây, vào thượng lưu con sông, trong khi tài sản quý nhất còn lại trong tay Clark và Hambleton để đánh đổi sự sống là chiếc radio không vào nước URC-64. Dò từng bước chậm rãi trong bóng đêm đen kịt, họ luồn lách giữa những dảy xe tăng, xe chở quân, và các toán tuần tiểu – một công việc nguy hiểm và mất mạng do bất cứ sơ hở nhỏ nhặt nào. Bộ tham mưu hành quân ở hậu tuyến biết chuyến đi sẽ vô cùng nguy hiểm, nên đã ra lệnh cho Norris không được lấn sâu quá một cây số tính từ điểm xuất phát, nhưng trên chiến trường, những người nhái gan dạ biết rằng một cây số sâu vào lòng địch e không đủ gần với các phi công lâm nạn, nên họ tiếp tục tiến sâu hơn. Khi kiểm tra lại, họ mới biết họ đã đi quá xa, tới 2 km về phía thượng nguồn.
Trung úy Clark nhận được tín hiệu thả trôi xuôi theo dòng nước xuống điểm hẹn với toán cảm tử. Kiệt nhận ra được Clark đang trôi lúc khoảng 2 hay 3 giờ sáng nhưng khi sắp sửa nhảy ra kéo Clark vào thì một toán tuần tiểu của địch khác xuất hiện, nên đành để anh chàng lướt qua. Ngồi sát mé nước chờ toán VC qua khỏi, Norris bơi theo, nhưng dòng nước xoáy chảy siết, anh đã mất hút Clark. Bơi vào bờ, anh lần tìm dọc mé nước, và gặp lại toán của mình ở chỗ cũ hồi nào không hay. Cả bọn lùng quanh các gềnh đá và bụi rậm dọc bờ sông. Norris báo cho điều hợp viên biết tình hình, rồi kéo nhau xuôi về phía Quảng Trị. Khi những tia sáng đầu tiên của mặt trời sắp ló dạng, Norris thấy một vật gì cử động: Clack đang lẫn trốn sát bờ. Mặc dù đã tìm được phi công lâm nạn, nhưng cả toán đã vào rất sâu trong đất địch nên việc rút về phòng tuyến bạn không đơn giản chút nào. Họ lần đường giữa chi chít quân địch, bò về lại lô-cốt bị pháo, nơi chọn làm điểm hẹn. Giữa cơn mưa pháo và ăn no đạn phóng lựu, toán người nhái tìm cách đưa được Clark về chỗ an toàn. Buổi chiều, Clark được Thiết Giáp đưa về căn cứ Cửa Việt, sau đó trực thăng bốc về Đà Nẵng. Tom Norris và toán người nhái của mình vẫn nằm lại chiến trường. Nhiệm vụ của họ chưa hoàn tất, trường hợp Trung Tá Hambleton chưa có kết quả, và rối rắm hơn nhiều. Bị thương khi xuống dù, cọng với một tuần lễ luồn lách, ông núp kỹ cách bờ sông lối một dặm. Phi công bay trên trời hướng dẫn ông tìm cách cắt ngang qua các bãi mìn và những ổ súng của địch. Vì không có bản đồ khu vực, phi công trên cao dùng mật mã để chia thực địa thành những lỗ đánh golf, là môn thể thao tủ của Hambleton, để dắt ông đi. Vào lúc sắp sửa bỏ cuộc vì kiệt sức, Hambleton thấy dòng Miêu Giang trước mặt, trong khi đạn pháo của VC liên tục nả vào các vị trí đồn trú của VNCH dọc mé sông. Hambleton thấy xe tăng địch trên cầu Cam Lộ và dùng radio hướng dẫn phi pháo oanh kích để ngăn bộ binh địch tấn công, và làm an lòng quân VNCH, nhưng trong cơn hỗn loạn, bom đã đánh trúng lô-cốt dùng làm điểm tập kết nơi các Người Nhái đang cố thủ, làm Trung úy Vũ Ngọc Thơ và một Biệt Hải khác bị thương, cần phải tải thương gấp.
Vào lúc chập tối ngày 12, Norris cùng 3 người nhái còn lại trong đó có Kiệt bò ra bờ sông. Chứng kiến con số địch quá đông đảo và hy vọng sống sót trở về quá hi hữu, một trong hai lính Biệt Hải của toán thẳng thừng từ chối hành quân, “không theo lệnh một sĩ quan Mỹ, để đi cứu một người Mỹ khác”. Norris đã thuyết phục họ đi chung với toán để khỏi lạc đường là giải pháp cuối cùng để toàn mạng trở về, rồi cả 4 người lội ngược dòng khoảng 4 km sau khi né được nhiều toán tuần tiểu VC. Vẫn không kiếm được Hambleton trong khu vực địch quân dày đặc như kiến, Norris và Kiệt dẫn toán rút lui về lô-cốt. Với 2 Biệt Hải đã từ chối thí mạng, Norris nhận định tình hình, và thấy không lợi lộc gì khi bắt những người đã chùn chân vào những đặc vụ sinh tử thế nầy. Qua ngày 13, anh đã quyết định một mình bò trở lại vào vùng địch để kiếm Hambleton. Đó là lúc Nguyễn Văn Kiệt tình nguyện đi theo. Về sau, Kiệt kể lại, “Đó là phận sự của tôi. Trung úy Norris là sĩ quan SEAL tốt nhất trong tất cả các sĩ quan người nhái. Tôi biết Trung Tá Hambleton khắc khoải chờ trông chúng tôi trong khi các người nhái VN trong toán tôi đã bỏ cuộc, như thế là khó khăn cho Tom quá. Thành thử, tôi bảo Tom, ‘Nếu anh tới luôn, tôi cũng tới. Nếu anh bỏ cuộc, tôi cùng về’”.
Đêm 13-4, Norris và Kiệt hóa trang làm lính Việt cộng và luồn lách ngược sông Miêu Giang lần nữa, tới một ngôi làng bị bom san bằng, và gặp một chiếc thuyền nan còn dùng được. Nhảy vội vào thuyền, cả hai lặng lẽ chèo lẹ tay đâm thẳng vào bóng đêm, ngược dòng nước, sâu vào lòng địch, vượt qua những cụm súng máy của VC và những chỗ xe tăng gầm gừ. Sương mù che dấu 2 người, nhưng sương cũng làm cho việc chèo chống đúng hướng hầu như không thể được. Lại ra chỗ trống trãi nữa rồi. Họ giật mình nhận ra ghe đang lướt qua ngay dưới gầm cầu Cam Lộ, bên trên xe cơ giới cộng sản đang chuyển quân qua cầu, may mắn là địch không phát hiện. Họ biết họ đã đi quá điểm dò tìm Hambleton, nên cấp tốc quay ghe lại, cặp sát bờ may ra tìm thấy Bat-21. Sau cùng họ cũng tìm ra, Hambleton nằm trên vũng bùn trên bờ Nam con sông, được vài bụi cây che phủ. Ông còn thở, nhưng mê sảng vì cơn sốt. Sau 12 ngày vật lộn với tử thần, ông sụt 45 pounds vì chịu vết thương hành và uống nước dơ dọc đường. Điều quan trọng là ông còn thoi thóp thở. Mười hai ngày trong lòng địch, Hambleton ngày trốn đêm khập khiểng đi giữa bom chưa nổ và giữa những bãi mìn, uống từng hớp nước mưa đọng trong hố bom và ăn những trái ngô sót lại trong nương rẫy vùng cồn khô cỏ cháy. Norris dùng radio phát tín hiệu cho hậu cứ biết đã tìm ra mục tiêu sống, và sắp sửa rút lui. Norris và Kiệt phải vất vả lắm mới giúp Hambleton lên thuyền được. Hai người dấu người bị thương ở lòng thuyền, bứt lá chuối che phủ Hambleton trước khi vội vã chèo xuôi xuống hạ nguồn. Trời rạng sáng, sương tan, màn ngụy trang giả dạng làm bộ đội không khá giữa ban ngày. Một tổ lính VC đã tình cờ phát hiện được chiếc xuồng của biệt kích và nổ súng liên tục, làm Norris phải gọi radio xin vừa phi pháo vừa pháo binh mặt đất bắn thật gắt dọc hai bờ sông để ngăn địch quân đón đường 3 người. Một tổ tuần tiểu khác của địch vừa gọi í ới báo cho nhau biết đã phát hiện biệt kích, vừa đuổi theo sau con thuyền mong manh, nhưng Kiệt bình tỉnh dùng quỷ kế làm địch quân rối loạn để ba người thừa cơ tẩu thoát. Vừa chèo, Kiệt vừa chờ đợi viên đạn nào đó từ họng súng địch kết liễu đời mình, Một họng súng đại liên khác đã nả đạn như mưa xuống con thuyền nhưng, như bản tuyên dương chiến công ghi rõ, “Đặt nhiệm vụ cứu phi công Mỹ làm trọng tâm, Kiệt đã tấp thuyền vào sát bờ để lẩn trốn, một mặt xin phi pháo bắn thẳng vào các vị trí địch sát cạnh mình.” Về chi tiết nầy, cựu sĩ quan Whitcomb có dự phần trong nhiệm vụ giải cứu nầy đã viết, “Phi công oanh tạc cơ đã chọn lối đánh bom thật thấp… trên ngôi làng và đã thực hiện việc cắt bom với độ chính xác tuyệt đối, cho đến khi các mục tiêu bị xóa sổ hoàn toàn. Cả sau khi ném hết bom nổ, họ còn bay xuống sát ngọn cây để ném nhiều trái khói M47, tạo một màn khói dày đặc để che chở cho toán của Kiệt và Norris.” Sau đó, cặp bài trùng gan lì nầy lại chuyển Hambleton từ bờ xuống thuyền, chèo nhanh về điểm tập kết ở lô-cốt đổ nát trong khi một số máy bay võ trang của Mỹ ứng chiến sẵn, trong trường hợp tuyệt vọng nhất, họ sẽ bay bừa vào lưới đạn địch để cứu toán người nhái và phi công Hambleton. Khi họ về gần tới lô-cốt, trên bờ Bắc sông Miêu Giang tập trung đông đảo lính VC, bên bờ nam, lính VNCH phòng thủ. Giữa làn đạn hai bên bắn dữ dội vào nhau, Norris và Kiệt làm công việc gian nguy cuối cùng, là vực Hambleton từ khoang thuyền lên bờ. Trung Tá Hambleton không bước nổi nữa. Trong làn đạn giao tranh chi chít, lính VNCH trên lô cốt chạy ùa xuống dìu ông lên đồi. Norris làm các khâu cứu thương thường thức cho Hambleton trước khi bộ ba được một thiết vận xa M-113 đến đón về hậu cứ an toàn ở thị trấn Đông Hà, kết thúc một cuộc lùng tìm và giải cứu vô song với kết quả 234 huy chương các loại được truy tặng cho những người lập chiến công.
Ngày 6-4-1976 tại căn cứ Hải Quân Sand Point ở Seattle, tiểu bang Washington, trước sự hiện diện của chiến hữu Thomas Norris, Nguyễn Văn Kiệt được Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tuyên dương công trạng và gắn Anh Dũng Bội Tinh Đệ Nhị Đẳng của Bộ Hải Quân, cho thành tích anh hùng của anh. Khác với Trung úy Norris được trao tặng Anh Dũng Bội Tinh Đệ Nhất Đẳng cho công trình giải cứu Trung Tá Hambleton và Trung úy Clark, Kiệt chỉ nhận được huy chương thấp hơn không phải vì sự can đảm nhiều hay ít hơn giữa hai người, mà vì luật Mỹ quy định huy chương cao quý nhất dành cho một cá nhân không trực thuộc quân lực Hoa Kỳ, chính là loại huy chương mà Kiệt nhận được. Bên cạnh huy chương của Mỹ kể trên, trong thời gian quân ngũ, Trung sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt còn nhận được 3 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Đồng và 2 Chiến Thương Bội Tinh của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Sau khi cuộc giải cứu thành công, Kiệt đã được gởi đi thụ huấn khóa phá hoại ngầm dưới nước, và khóa huấn luyện SEAL cao cấp do Hải Quân Mỹ tổ chức tại Phi Luật Tân. Sau đó, Kiệt được đặc phái đi bất cứ nơi đâu trong lãnh thổ VNCH có nhu cầu chiến trường đòi hỏi, từ vùng hỏa tuyến tới mũi Cà Mâu. Trong một đặc vụ anh đã bị trọng thương trong trận VC tấn công căn cứ hải quân Rạch Giá. Xuất viện, anh được phái tới làm huấn luyện viên cho Trung tâm Huấn luyện Hạ sĩ quan Người Nhái tại Cát Lái gần Thủ Đức. Trong những ngày cuối của miền nam, dưới trận địa pháo như mưa của Cộng quân, căn cứ Cát Lái được lệnh di tản, Kiệt lưu lạc tới đảo Guam, rồi tới trại Pendleton ở California. Sau đó anh được một giáo sư hồi hưu bảo trợ để về thị trấn Forks, tiểu bang Washington, làm việc trong một lâm trường. Tới năm 1984, anh nhập quốc tịch Mỹ, và dời ra Seattle, làm việc cho công ty máy bay Boeing ngót 20 năm, trước khi về hưu năm 2005.
Trong lục địa Hoa Kỳ hay ở chiến trường Afghanistan và Iraq, khi cần dùng chỉ một vài tay súng lão luyện và can đảm để thanh toán một mục tiêu khó nuốt, luôn luôn người ta cầu viện SEAL – Người Nhái Hải Quân. Thành phần tinh nhuệ nầy cũng đã được sử dụng từ hồi chiến tranh Việt Nam, họ đã tạo những chiến công mà phía địch cũng phải tìm tòi, nghiên cứu. Và có lẽ chiến công lẫy lừng nhất là cuộc đột nhập vào sâu trong phòng tuyến địch để giải thoát cho Trung Tá phi công Iceal Hambleton trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa bị rớt máy bay bên bờ sông Thạch Hãn, do hai người hùng thực hiện: Trung úy Người Nhái SEAL Tom Norris vàTtrung sĩ Nguyễn Văn Kiệt thuộc Liên đoàn Người Nhái VNCH. Câu chuyện có thật về cuộc giải cứu nầy đã được Darrel Whitcomb viết thành sách tựa đề “Cuộc Giải Cứu Bat-21”, và nhà văn William Charles Anderson viết cuốn “Bat*21”, tới năm 1988 được đạo diễn Peter Markle quay thành phim mang cùng tên.
“Bat 21”
Khi máy bay trúng đạn vào ngày lễ Phục Sinh 2-4-1972 trên bầu trời Khu Phi Quân Sự, Trung Tá Hambleton đã kịp nhảy ra khỏi chiếc tàu do thám không vũ trang nổ tung với xác 5 chiến hữu, từ trên cao độ 31.000 feet. Chiếc dù đã mang người phi công 53 tuổi mang bí danh “Bat 21” (Dơi 21) với một kho hiểu biết về Tình Báo Quốc Phòng và điện toán trong đầu mà Ngủ Giác Đài không thể để lọt vào tay quân Cộng sản. Cuốn phim do Gene Hackman và Danny Glover diễn đã mang lại nhưng pha sôi động nghẹt thở và kỳ thú, nhưng đã không nói lên tất cả câu chuyện – những tình tiết đáng kể và có thực.
Ký giả John Haseman nhận xét rằng đạo diễn và đoàn làm phim cũng như giữa chúng ta ít người biết được về một người nhái của Hải Quân VNCH tên Nguyễn Văn Kiệt đã nhận được huy chương Đệ Nhị Đẳng Anh Dũng Bội Tinh của Hải Quân Hoa Kỳ, do Tổng Thống Mỹ tặng, dành cho chiến công của anh trong ngày 13-4-1972, khi anh cùng Tom Norris coi thường gian nguy để cứu mạng Trung Tá Hambleton. Kiệt là một trong hai người ngoại quốc được ân thưởng huy chương cao quý nầy – người kia là một binh Nhất thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 51 Bộ Binh QLVNCH, tên Trần Văn Bảy. Vào ngày 19-2-1967, trong một trận bị phục kích bất ngờ bằng súng trường và súng liên thanh của số quân Việt cộng đông đảo ở quận Hiếu Đức, tỉnh Quảng Nam, anh Bảy đã anh dũng hy sinh tính mạng để cứu binh sĩ Đại đội G, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 4 TQLC Hoa Kỳ. Trong lúc giao tranh ác liệt, anh Bảy phát hiện một bẫy của đối phương sắp giết chết binh Nhất TQLC Samuel Vitello. Không ngần ngại, anh đã nhanh tay xô Vitello xa cạm bẫy để tránh cái chết, còn bản thân anh trở thành lá chắn, hứng trọn cú nổ, thay thế cho quân nhân đồng minh. Nhờ đó, binh Nhất Vitello thoát hiểm với vết thương rất nhẹ, còn Trần Văn Bảy tử thương.
Ký giả John Haseman mổ xẻ rằng phần liệt kê thành tích do Bộ Quốc Phòng Mỹ phổ biến quá ư tổng quát, do thời điểm mà Kiệt nhận được huy chương vào năm 1976 là giai đoạn mà các chi tiết quanh vụ giải cứu còn được giữ bí mật. Còn kịch bản cuốn phim Bat 21 soạn theo tiểu thuyết của William Anderson viết năm 1983, tuy dựa vào câu chuyện có thật, nhưng vẫn là một sản phẩm của tưởng tượng vì chế độ bảo mật của quân lực Mỹ. Kết quả là cuốn phim có nhiều điểm trùng khớp với sự thật trong đời, nhưng cả cuốn sách lẫn cuốn phim chẳng hề nhắc một chữ về nhân vật chính, là Kiệt hay Norris, hay bất cứ thành viên SEAL nào đã tham dự vào cuộc giải cứu không tiền khoáng hậu nầy.
Mãi tới năm 1980, thông tin liên quan tới cuộc hành quân táo bạo nầy mới được giải mật và đưa toàn bộ chi tiết cuộc giải cứu ra ánh sáng. Trung sĩ Nhất Nguyễn Văn kiệt là một trong nhóm 5 người Biệt Hải từ căn cứ Đà Nẵng tình nguyện tham dự nhiệm vụ hiểm nghèo kéo dài 12 ngày. Nhưng cuối cùng, anh là người lính Biệt Kích duy nhất kết hợp với Trung úy Norris của toán Đặc nhiệm SEAL số 158 để đi vào lòng địch trên sông Miêu Giang để lùng kiếm Trung Tá Hambleton. Bấy giờ, Norris là một trong những quân nhân mang sắc phục SEAL ít ỏi còn có mặt ở chiến trường Việt Nam, và đây là giai đoạn thứ nhì của anh. Kiệt cao 5 feet 5 inch, trong khi Norris cao 5 feet 9; hai người đã kết hợp thành một tổ, sinh tử có nhau, để nhận cái sứ mạng trên lưỡi hái tử thần mà Không Quân Hoa Kỳ liên tiếp thua cuộc từ một tuần lễ nay. Đối với một người nhái Biệt Hải, đây là sứ mạng để đời của họ.
Nguyễn Văn Kiệt sinh ngày 23-3-1945 gần Sài Gòn. Anh gia nhập Hải Quân VNCH năm 1963 và thoạt đầu được huấn luyện để trở thành nhân viên lái thuyền tuần tiểu, vừa là xạ thủ súng máy, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, sau đó công tác tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Năm 1970, Kiệt tình nguyện vào Liên đoàn Người Nhái. Từ 1970 tới 1973, anh được biệt phái tham dự khóa thí điểm “lùng tìm và giải cứu” để học về kỹ thuật phá hoại ngầm dưới nước dành cho toán viên SEAL do Norris chủ trì.
Cuộc giải cứu “Bat 21” và trung úy phi công Mark Clark (mật danh Nail 38) bị bắn rớt ngày hôm sau không những là cuộc lùng tìm và giải cứu quy mô nhất của không Quân và Lục Quân trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh VN, mà còn là cuộc hành quân với tổn thất nặng nề nhất về nhân mạng và máy bay chiến đấu thực hiện trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, trong thời điểm phần lớn quân lực Hoa Kỳ đã triệt thoái. Mấy tuần trước đó, 30.000 quân chính quy Bắc Việt đã công khai vi phạm hiệp định Geneve 1954, tràn qua vỹ tuyến 17, bất thần đánh úp và xóa sổ SĐ3BB Việt Nam, và chiếm cứ phân nửa đất đai tỉnh Quảng Trị. Hoa Kỳ dựa vào các Pháo đài bay B-52 và các loại máy bay oanh kích khác để yễm trợ cuộc chiến đấu của nam Việt Nam. Chỉ tính riêng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-1972 của Mùa Hè Đỏ Lửa, Mỹ đã gởi 6.000 phi tuần tham chiến, và các phi vụ oanh kích nầy chỉ có thể ném bom trúng mục tiêu hay không là nhờ những phi công như Iceal Hambleton bay loại máy bay điện tử Douglas EB-66 làm nhiễu hệ thống radar và các mạch truyền tin của đối phương để dọn đường trước.
Khi bị trúng hỏa tiễn địa không của địch, chiếc dù của Hambleton đã xuống cạnh con đường tiếp liệu bận rộn của Cộng sản giữa Khu Phi Chiến và sông Miêu Giang – một nhánh chính của sông Thạch Hãn từ hướng Tây đổ xuống, chảy giữa Quốc lộ 9 đi Lào bên bờ Nam và Tỉnh lộ 8B bên bờ Bắc. Khi vào vùng nhận nhiệm vụ, Trung Tá Hambleton và 5 đồng đội trên con tàu định mệnh biết họ bay vào hang cọp, bên dưới là hai sư đoàn lính chính quy cộng sản trang bị các giàn phòng không SA-2 cùng hàng trăm họng súng bắn máy bay khác. Khi vừa đảo một đường bay để bay trở lại hướng nam, máy bay họ trúng một trái hỏa tiễn và nổ tung. Hambleton thoát chết nhưng một ngón tay bị rách toạc, trên mình ghim lăm dăm các mảnh kim khí của xác máy bay, bị trẹo xương sống phải đi cà nhắc. Ông phải ôm vết thương luồn lách các đơn vị địch đông đảo với hệ thống phòng không chằng chịt nhất trong toàn cuộc chiến, tính tới nay. Như mọi nhân viên phi hành khác, Hambleton mang theo mình chiếc radio thoát hiểm có thể phát tiếng bíp hoặc tiếng nói của người. Cứ mỗi vài giây, ông phải mở máy một lần để xem có ai nghe được tín hiệu cứu cấp của mình không. Sau đó, ông đã liên lạc được và biết là sắp có toán cấp cứu tới. Chỉ ít phút sau khi dù xuống đất, chiếc trực thăng mang mật mã Blueghost 39 vào vùng để bốc Hambleton nhưng vừa rời Quốc Lộ 1, tàu gặp phải hỏa lực ồ ạt từ dưới đất bắn lên, họ không biết Hambleton rơi ngay vào giữa sào huyệt địch. Chiếc trực thăng bị bắn rơi, tất cả phi hành đoàn vừa bị bắt sống, vừa bị tử nạn, không ai chạy thoát. Ngày hôm sau, chiếc máy bay quan sát OV-10 do Trung úy Mark Clark và William Henderson cầm lái đã bị bắn hạ khi đang quanh quẩn trên đầu Hambleton để tìm cách hướng dẫn phi pháo bảo vệ ông. Hai phi công đã nhảy dù kịp, nhưng trong khi Clark xuống dù ở bờ Nam và lẫn trốn chờ giải cứu, Henderson bị bắt sống ngay khi dù chạm đất.
Liên tục hai ngày sau đó, hàng trăm phi tuần phóng pháo đã vào vùng ném bom và bắn đại liên để ghìm những xạ thủ Bắc quân. Đây là hành động hết sức nguy hiểm, nhưng Không Quân Mỹ không bỏ rơi đồng đội. Qua hệ thống định vị tầm xa, Không Quân Mỹ có thể xác định vị trí của Hambleton không sai biệt quá 30 feet, nhưng họ không thể đến với ông, vì ông lọt vào giữa khu vực lèn kín 30 ngàn tay súng địch. Ban đêm, máy bay Mỹ quần thảo trả trái sáng để duy trì tinh thần và phương hướng cho phi công lâm nạn, ban ngày, họ thả mìn thành một vòng đai bao bọc chung quanh để đối phương không ăn tươi nuốt sống ông. Tới ngày 6-4, phía Mỹ gởi tới 52 cặp phóng pháo cơ và 4 phi tuần B-52 để dọn đường cho chiếc trực thăng khác vào bốc Hambleton trước, Clark sau. Tại phi trường Đà Nẵng, Đại úy Peter Chapman tình nguyện bay chuyến bay giải cứu, mặc dù tên ông không nằm trong danh sách bay, vì ông chỉ còn vài ba hôm nữa là đáo hạn, trở về nước. Cùng với viên phi công phụ và bốn xạ thủ đại liên khác, họ thành một phi hành đoàn, mang tàu vào vùng bão tố. Tất cả các tọa độ yêu cầu đã được đánh bom và im tiếng súng, nhưng khi chiếc Jolly Green 67 đang xuống sát Bat 21, tất cả bốn phía đồng loạt nổ súng. Quanh làn khói xanh báo hiệu an toàn là các thứ súng phóng lựu và đại liên ồ ạt nhã đạn. Đại úy Chapman hover tàu xuống bên trên đầu Hambleton, nhưng trực thăng của ông trúng đạn. Ông kéo tàu lên nhưng đã quá muộn, tàu bắt lửa, gảy làm đôi, nghiêng qua một bên, rơi xuống đất, vỡ tan tành gần chỗ Clark ẩn núp. Một tiếng nổ kinh hồn kết liễu số mạng của toàn bộ phi hành đoàn 6 người hùng coi nhiệm vụ giải cứu cao hơn cái chết. Ngày hôm sau, một chiếc quan sát OV-10 nữa mang mật danh Covey 282 do Trung úy Bruce Walker và trung úy TQLC Larry Potts cầm lái đang bay chỉ điểm đã bị bắn cắm đầu xuống sát chỗ chiếc Blueghost 39 rơi hôm trước, thêm hai phi công nữa được ghi tên lên danh sách cần được giải cứu. Tin tình báo sau đó cho hay Trung úy Potts chết trong tay địch và xác không bao giờ được tìm thấy, tên ông là một trong nhưng quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh VN.
Sang tới ngày 9-4, tình thế của phía Không Quân kể như vào chân tường. 5 máy bay đã bị tiêu hủy, 15 phi công Mỹ thiệt mạng, 2 người bị bắt sống, 2 người mất tích. Đích thân Tướng Creighton Abrams – Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam – ra lệnh cấm bất cứ phi vụ trực thăng nào vào tiếp cứu. Một tổ “lùng tìm và giải cứu” (SAR) được điều tới vùng dầu sôi lửa bỏng, gồm có Trung úy người nhái Norris, Trung sĩ Nguyễn Văn Kiệt, và 4 biệt kích người nhái Việt Nam khác nữa. Họ được lệnh bơi ngược dòng Miêu Giang còn hai phi công Mỹ được hướng dẫn lần đường ra bờ sông và bơi xuôi dòng, để được cứu. Trong ngày 10-4, Nguyễn Văn Kiệt cùng toán của mình trốn trong một cái lô cốt bị pháo tan tành nằm trên bờ Nam sông Miêu Giang, sẵn sàng với kế hoạch giải cứu. Họ tính đi tìm Clark trước. Họ không liên lạc được bằng radio với Clark hay Hambleton, nhưng có thể báo cáo về người chỉ huy toán SEAL tại hậu cứ, Trung Tá Andy Anderson. Trưởng toán Norris kiểm tra con nước và thấy dòng nước chảy siết không tiện cho toán của ông lội ngược dòng; anh quyết định chọc thủng phòng tuyến địch bằng đường bộ. Nương màn đêm, cả toán đã đột nhập sâu về hướng tây, vào thượng lưu con sông, trong khi tài sản quý nhất còn lại trong tay Clark và Hambleton để đánh đổi sự sống là chiếc radio không vào nước URC-64. Dò từng bước chậm rãi trong bóng đêm đen kịt, họ luồn lách giữa những dảy xe tăng, xe chở quân, và các toán tuần tiểu – một công việc nguy hiểm và mất mạng do bất cứ sơ hở nhỏ nhặt nào. Bộ tham mưu hành quân ở hậu tuyến biết chuyến đi sẽ vô cùng nguy hiểm, nên đã ra lệnh cho Norris không được lấn sâu quá một cây số tính từ điểm xuất phát, nhưng trên chiến trường, những người nhái gan dạ biết rằng một cây số sâu vào lòng địch e không đủ gần với các phi công lâm nạn, nên họ tiếp tục tiến sâu hơn. Khi kiểm tra lại, họ mới biết họ đã đi quá xa, tới 2 km về phía thượng nguồn.
Trung úy Clark nhận được tín hiệu thả trôi xuôi theo dòng nước xuống điểm hẹn với toán cảm tử. Kiệt nhận ra được Clark đang trôi lúc khoảng 2 hay 3 giờ sáng nhưng khi sắp sửa nhảy ra kéo Clark vào thì một toán tuần tiểu của địch khác xuất hiện, nên đành để anh chàng lướt qua. Ngồi sát mé nước chờ toán VC qua khỏi, Norris bơi theo, nhưng dòng nước xoáy chảy siết, anh đã mất hút Clark. Bơi vào bờ, anh lần tìm dọc mé nước, và gặp lại toán của mình ở chỗ cũ hồi nào không hay. Cả bọn lùng quanh các gềnh đá và bụi rậm dọc bờ sông. Norris báo cho điều hợp viên biết tình hình, rồi kéo nhau xuôi về phía Quảng Trị. Khi những tia sáng đầu tiên của mặt trời sắp ló dạng, Norris thấy một vật gì cử động: Clack đang lẫn trốn sát bờ. Mặc dù đã tìm được phi công lâm nạn, nhưng cả toán đã vào rất sâu trong đất địch nên việc rút về phòng tuyến bạn không đơn giản chút nào. Họ lần đường giữa chi chít quân địch, bò về lại lô-cốt bị pháo, nơi chọn làm điểm hẹn. Giữa cơn mưa pháo và ăn no đạn phóng lựu, toán người nhái tìm cách đưa được Clark về chỗ an toàn. Buổi chiều, Clark được Thiết Giáp đưa về căn cứ Cửa Việt, sau đó trực thăng bốc về Đà Nẵng. Tom Norris và toán người nhái của mình vẫn nằm lại chiến trường. Nhiệm vụ của họ chưa hoàn tất, trường hợp Trung Tá Hambleton chưa có kết quả, và rối rắm hơn nhiều. Bị thương khi xuống dù, cọng với một tuần lễ luồn lách, ông núp kỹ cách bờ sông lối một dặm. Phi công bay trên trời hướng dẫn ông tìm cách cắt ngang qua các bãi mìn và những ổ súng của địch. Vì không có bản đồ khu vực, phi công trên cao dùng mật mã để chia thực địa thành những lỗ đánh golf, là môn thể thao tủ của Hambleton, để dắt ông đi. Vào lúc sắp sửa bỏ cuộc vì kiệt sức, Hambleton thấy dòng Miêu Giang trước mặt, trong khi đạn pháo của VC liên tục nả vào các vị trí đồn trú của VNCH dọc mé sông. Hambleton thấy xe tăng địch trên cầu Cam Lộ và dùng radio hướng dẫn phi pháo oanh kích để ngăn bộ binh địch tấn công, và làm an lòng quân VNCH, nhưng trong cơn hỗn loạn, bom đã đánh trúng lô-cốt dùng làm điểm tập kết nơi các Người Nhái đang cố thủ, làm Trung úy Vũ Ngọc Thơ và một Biệt Hải khác bị thương, cần phải tải thương gấp.
Vào lúc chập tối ngày 12, Norris cùng 3 người nhái còn lại trong đó có Kiệt bò ra bờ sông. Chứng kiến con số địch quá đông đảo và hy vọng sống sót trở về quá hi hữu, một trong hai lính Biệt Hải của toán thẳng thừng từ chối hành quân, “không theo lệnh một sĩ quan Mỹ, để đi cứu một người Mỹ khác”. Norris đã thuyết phục họ đi chung với toán để khỏi lạc đường là giải pháp cuối cùng để toàn mạng trở về, rồi cả 4 người lội ngược dòng khoảng 4 km sau khi né được nhiều toán tuần tiểu VC. Vẫn không kiếm được Hambleton trong khu vực địch quân dày đặc như kiến, Norris và Kiệt dẫn toán rút lui về lô-cốt. Với 2 Biệt Hải đã từ chối thí mạng, Norris nhận định tình hình, và thấy không lợi lộc gì khi bắt những người đã chùn chân vào những đặc vụ sinh tử thế nầy. Qua ngày 13, anh đã quyết định một mình bò trở lại vào vùng địch để kiếm Hambleton. Đó là lúc Nguyễn Văn Kiệt tình nguyện đi theo. Về sau, Kiệt kể lại, “Đó là phận sự của tôi. Trung úy Norris là sĩ quan SEAL tốt nhất trong tất cả các sĩ quan người nhái. Tôi biết Trung Tá Hambleton khắc khoải chờ trông chúng tôi trong khi các người nhái VN trong toán tôi đã bỏ cuộc, như thế là khó khăn cho Tom quá. Thành thử, tôi bảo Tom, ‘Nếu anh tới luôn, tôi cũng tới. Nếu anh bỏ cuộc, tôi cùng về’”.
Đêm 13-4, Norris và Kiệt hóa trang làm lính Việt cộng và luồn lách ngược sông Miêu Giang lần nữa, tới một ngôi làng bị bom san bằng, và gặp một chiếc thuyền nan còn dùng được. Nhảy vội vào thuyền, cả hai lặng lẽ chèo lẹ tay đâm thẳng vào bóng đêm, ngược dòng nước, sâu vào lòng địch, vượt qua những cụm súng máy của VC và những chỗ xe tăng gầm gừ. Sương mù che dấu 2 người, nhưng sương cũng làm cho việc chèo chống đúng hướng hầu như không thể được. Lại ra chỗ trống trãi nữa rồi. Họ giật mình nhận ra ghe đang lướt qua ngay dưới gầm cầu Cam Lộ, bên trên xe cơ giới cộng sản đang chuyển quân qua cầu, may mắn là địch không phát hiện. Họ biết họ đã đi quá điểm dò tìm Hambleton, nên cấp tốc quay ghe lại, cặp sát bờ may ra tìm thấy Bat-21. Sau cùng họ cũng tìm ra, Hambleton nằm trên vũng bùn trên bờ Nam con sông, được vài bụi cây che phủ. Ông còn thở, nhưng mê sảng vì cơn sốt. Sau 12 ngày vật lộn với tử thần, ông sụt 45 pounds vì chịu vết thương hành và uống nước dơ dọc đường. Điều quan trọng là ông còn thoi thóp thở. Mười hai ngày trong lòng địch, Hambleton ngày trốn đêm khập khiểng đi giữa bom chưa nổ và giữa những bãi mìn, uống từng hớp nước mưa đọng trong hố bom và ăn những trái ngô sót lại trong nương rẫy vùng cồn khô cỏ cháy. Norris dùng radio phát tín hiệu cho hậu cứ biết đã tìm ra mục tiêu sống, và sắp sửa rút lui. Norris và Kiệt phải vất vả lắm mới giúp Hambleton lên thuyền được. Hai người dấu người bị thương ở lòng thuyền, bứt lá chuối che phủ Hambleton trước khi vội vã chèo xuôi xuống hạ nguồn. Trời rạng sáng, sương tan, màn ngụy trang giả dạng làm bộ đội không khá giữa ban ngày. Một tổ lính VC đã tình cờ phát hiện được chiếc xuồng của biệt kích và nổ súng liên tục, làm Norris phải gọi radio xin vừa phi pháo vừa pháo binh mặt đất bắn thật gắt dọc hai bờ sông để ngăn địch quân đón đường 3 người. Một tổ tuần tiểu khác của địch vừa gọi í ới báo cho nhau biết đã phát hiện biệt kích, vừa đuổi theo sau con thuyền mong manh, nhưng Kiệt bình tỉnh dùng quỷ kế làm địch quân rối loạn để ba người thừa cơ tẩu thoát. Vừa chèo, Kiệt vừa chờ đợi viên đạn nào đó từ họng súng địch kết liễu đời mình, Một họng súng đại liên khác đã nả đạn như mưa xuống con thuyền nhưng, như bản tuyên dương chiến công ghi rõ, “Đặt nhiệm vụ cứu phi công Mỹ làm trọng tâm, Kiệt đã tấp thuyền vào sát bờ để lẩn trốn, một mặt xin phi pháo bắn thẳng vào các vị trí địch sát cạnh mình.” Về chi tiết nầy, cựu sĩ quan Whitcomb có dự phần trong nhiệm vụ giải cứu nầy đã viết, “Phi công oanh tạc cơ đã chọn lối đánh bom thật thấp… trên ngôi làng và đã thực hiện việc cắt bom với độ chính xác tuyệt đối, cho đến khi các mục tiêu bị xóa sổ hoàn toàn. Cả sau khi ném hết bom nổ, họ còn bay xuống sát ngọn cây để ném nhiều trái khói M47, tạo một màn khói dày đặc để che chở cho toán của Kiệt và Norris.” Sau đó, cặp bài trùng gan lì nầy lại chuyển Hambleton từ bờ xuống thuyền, chèo nhanh về điểm tập kết ở lô-cốt đổ nát trong khi một số máy bay võ trang của Mỹ ứng chiến sẵn, trong trường hợp tuyệt vọng nhất, họ sẽ bay bừa vào lưới đạn địch để cứu toán người nhái và phi công Hambleton. Khi họ về gần tới lô-cốt, trên bờ Bắc sông Miêu Giang tập trung đông đảo lính VC, bên bờ nam, lính VNCH phòng thủ. Giữa làn đạn hai bên bắn dữ dội vào nhau, Norris và Kiệt làm công việc gian nguy cuối cùng, là vực Hambleton từ khoang thuyền lên bờ. Trung Tá Hambleton không bước nổi nữa. Trong làn đạn giao tranh chi chít, lính VNCH trên lô cốt chạy ùa xuống dìu ông lên đồi. Norris làm các khâu cứu thương thường thức cho Hambleton trước khi bộ ba được một thiết vận xa M-113 đến đón về hậu cứ an toàn ở thị trấn Đông Hà, kết thúc một cuộc lùng tìm và giải cứu vô song với kết quả 234 huy chương các loại được truy tặng cho những người lập chiến công.
Ngày 6-4-1976 tại căn cứ Hải Quân Sand Point ở Seattle, tiểu bang Washington, trước sự hiện diện của chiến hữu Thomas Norris, Nguyễn Văn Kiệt được Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tuyên dương công trạng và gắn Anh Dũng Bội Tinh Đệ Nhị Đẳng của Bộ Hải Quân, cho thành tích anh hùng của anh. Khác với Trung úy Norris được trao tặng Anh Dũng Bội Tinh Đệ Nhất Đẳng cho công trình giải cứu Trung Tá Hambleton và Trung úy Clark, Kiệt chỉ nhận được huy chương thấp hơn không phải vì sự can đảm nhiều hay ít hơn giữa hai người, mà vì luật Mỹ quy định huy chương cao quý nhất dành cho một cá nhân không trực thuộc quân lực Hoa Kỳ, chính là loại huy chương mà Kiệt nhận được. Bên cạnh huy chương của Mỹ kể trên, trong thời gian quân ngũ, Trung sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt còn nhận được 3 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Đồng và 2 Chiến Thương Bội Tinh của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Sau khi cuộc giải cứu thành công, Kiệt đã được gởi đi thụ huấn khóa phá hoại ngầm dưới nước, và khóa huấn luyện SEAL cao cấp do Hải Quân Mỹ tổ chức tại Phi Luật Tân. Sau đó, Kiệt được đặc phái đi bất cứ nơi đâu trong lãnh thổ VNCH có nhu cầu chiến trường đòi hỏi, từ vùng hỏa tuyến tới mũi Cà Mâu. Trong một đặc vụ anh đã bị trọng thương trong trận VC tấn công căn cứ hải quân Rạch Giá. Xuất viện, anh được phái tới làm huấn luyện viên cho Trung tâm Huấn luyện Hạ sĩ quan Người Nhái tại Cát Lái gần Thủ Đức. Trong những ngày cuối của miền nam, dưới trận địa pháo như mưa của Cộng quân, căn cứ Cát Lái được lệnh di tản, Kiệt lưu lạc tới đảo Guam, rồi tới trại Pendleton ở California. Sau đó anh được một giáo sư hồi hưu bảo trợ để về thị trấn Forks, tiểu bang Washington, làm việc trong một lâm trường. Tới năm 1984, anh nhập quốc tịch Mỹ, và dời ra Seattle, làm việc cho công ty máy bay Boeing ngót 20 năm, trước khi về hưu năm 2005.
Liên Đoàn Người Nhái của QLVNCH
Trong chiến tranh VN, lực lượng Biệt Hải có những đơn vị khác nhau như Biệt Hải Ðà Nẵng (Sea Rider), Biệt Hải Năm Căn (Junk Force Commando) và Biệt Hải Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Sea Commando). Vì tính chất bí mật của loại công tác mà họ đảm nhận, những bài viết về binh chủng nầy, nếu không do người trong cuộc, rất dễ dàng đi đến chỗ sai lạc.
Dưới sự chỉ huy của Phòng E thuộc Sở Khai Thác Ðịa Hình, công tác Hải vận đã khởi sự từ trước năm 1961 là thời gian mà các nhân viên được tuyển mộ để tiến hành công tác bí mật tại miền bắc Việt Nam. Bên cạnh bộ phận không vận đặt tại Sài Gòn còn có “Chi Cục Atlantic” đóng tại Huế với nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện trang bị và xâm nhập về đường bộ, “Chi Cục Pacific” đóng tại Ðà Nẵng có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện, trang bị và xâm nhập về đường biển qua vĩ tuyến 17. Chi Cục Pacific còn quản trị một số thuyền máy có mật danh “Nautilus”; phần lớn thủy thủ đoàn là nhân viên tình nguyện theo hợp đồng, xuất thân từ thành phần di cư năm 1954 gốc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để có giọng nói đia phương lúc vào chiến trường hoạt động trà trộn trong lòng địch. Hai chi cục Atlantic và Pacific thuộc Sở Bắc, do Ðại úy Ngô Thế Linh chỉ huy. Sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cả hai chi cục được sát nhập vào Sở Phòng Vệ Duyên Hải đặt bản doanh tại 52 Bạch Ðằng Ðà Nẵng, cùng lúc, một số trại khác được thành lập dọc bãi biển Mỹ Khê. Ở thời điểm nầy, SPVDH mở rộng việc tuyển mộ từ mọi binh chủng QLVNCH bên cạnh các toán “dân chính” gồm thanh niên Bắc kỳ di cư từ các giáo xứ công giáo như Thanh Bồ, Đức Lợi, Tam Tòa thuộc giáo phận Đà Nẵng. Họ phải trải qua một chương trình huấn luyện Biệt Hải kéo dài 24 tuần lễ, kể cả 2 tuần huấn nhục (Hell Weeks). Riêng hai toán Cancer (gốc người Nùng thiểu số) và toán Athena được huấn luyện bổ túc thêm chuyên môn phá hoại dưới nước. Vì tính chất bảo mật của loại công tác, việc huấn luyện Biệt Hải do sĩ quan của Nha Kỹ Thuật cộng tác với SEAL của Hải quân Mỹ đảm nhận. Sinh hoạt cá nhân của họ bị kiểm soát rất nghiêm ngặt, không ai được phép lai vãng tới gần khu cấm địa, kể cả cố vấn. Khi đi phép về thăm gia đình, tuyệt đối họ không được hé môi với vợ con, cha mẹ, về nơi đồn trú và công việc hàng ngày trong trại. Lực lượng Biệt Hải hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi đơn vị nào ngoại trừ Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Mỗi thành viên Biệt Hải, dù quân sự hay dân chính, đều phải trải qua một khóa nhảy dù do huấn luyện viên Hoa Kỳ của Ban Cố Vấn Hải Quân phối hợp với sĩ quan Việt Nam thuộc SPVDH đảm nhiệm. Riêng thủy thủ đoàn của “Hải tuần” còn trải qua một khóa về Patrol Porpedo Fast, một loại tàu cao tốc để thâm nhập vào bờ biển bắc Việt.
Biệt Hải là gì? Theo Nguyễn Văn Kha – một Biệt Hải đã bị đi cải tạo và từng trốn trại trở về – viết về binh chủng của mình:
“Lực Lượng Biệt Hải là đơn vị được huấn luyện để xâm nhập, đánh phá đồn bót và bắt cán bộ cộng sản ngay tại miền Bắc để lấy tin tức, hầu ngăn chận kịp thời những sự di chuyển quân của cộng sản Bắc Việt. Các quân nhân của Lực Lượng Biệt Hải được tuyển chọn từ các quân binh chủng trừ bị: Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân và Người Nhái Hải Quân cùng một số khá đông anh em Dân sự mà đa số là người Bắc di cư 1954, với điều kiện là tình nguyện.
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng về lý lịch cá nhân cũng như sức khỏe, các tân khóa sinh Biệt Hải phải trải qua một khóa huấn luyện hết sức cam go và khắc khổ, khóa học nầy không nằm trong chương trình của Cục Quân Huấn QLVNCH, mà hoàn toàn do các cố vấn Mỹ huấn luyện theo chương trình UDT-SEAL hầu để thích nghi với chiến tranh ngoại lệ. Không phải dễ dàng để trở thành người quân nhân Biệt Hải, mà còn đòi hỏi phải có một sự kiên nhẫn chịu đựng trong suốt thời gian thụ huấn, cộng với sức khỏe. Muốn trở thành một quân nhân Biệt Hải phải đi qua hai món ăn chơi đó là: Tung mây lướt gió (Nhảy dù) và sử dụng bình hơi (Người Nhái) bởi vậy người Biệt Hải rất đa dạng, lúc cần có thể sử dụng về đường bộ hay đường biển, nhưng sở trường vẫn là xâm nhập đường biển.
Sau ngày mãn khóa căn bản Biệt Hải, cộng thêm khóa Dù và khóa người Nhái các khóa sinh mới trở thành người Biệt Hải chuyên nghiệp, với quân phục được cấp phát gồm có 2 bộ áo “rằn ri ” và một nón đỏ do quân nhu quân lực VNCH, 2 bộ quần áo Biệt Kích do phía cố vấn Mỹ cấp phát. Nói tóm lại tùy theo từng cá nhân muốn mặc đồ của quân binh chủng gốc hoặc mặc đồ Biệt kích kể cả một số thích được mặc đồ thường phục sau giờ xuất trại. Trong thời gian đầu khi còn ở các trại lẻ tại Mỹ Khê mỗi lần khóa sinh xuất trại bắt buộc phải mặc đồ dân sự trưởng toán mới đưa giấy phép, bằng không thì phải ở lại trại. Để bảo mật cho các công tác xâm nhập Lực Lượng Biệt Hải không hề có phù hiệu, bởi vậy khi các đơn vị bạn nhìn vào quân phục của Biệt Hải không biết họ là đơn vị nào.
Các quân nhân Biệt Hải được phép mặc thường phục hoặc quân phục và được đi trong giờ giới nghiêm. Giấy phép do Ðại Tá Tỉnh Trưởng Quảng Nam Ðà Nẵng cấp. Dân địa phương ở Ðà Nẵng hay bán đảo Sơn Trà thường gọi chúng tôi là Biệt Kích Nhái. Những lúc thời tiết miền Bắc biển động, các toán thay phiên nhau đi công tác ở các mật khu cộng sản tại miền Nam, người dân ở miền đó họ hay gọi chúng tôi là lính Dù. Ðiểm đặc biệt là mỗi lần công tác dù ở Bắc hay Nam thì đồ ngụy trang được mặc duy nhất vẫn là bộ bà ba đen và đi chân đất hoặc giày bata. Còn người dân miền Bắc thì thường gọi chúng tôi là cán bộ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc.”
Ngay từ đầu năm 1961 chi cục Pacific ở Đà Nẵng đã đào tạo được một toán Người Nhái do sĩ quan SEAL Mỹ huấn luyện ở biển Tiên Sa. Họ đã tham dự các công tác mật dọc vùng duyên hải bắc vĩ tuyến 17, ví dụ toán Cancer đã xâm nhập và phá hoại 6 chiến đỉnh của cộng sản bỏ neo ở cửa biển Quảng Khê, Quảng Bình.
Ngày 28-6-1962, chiếc Nautilus II chở 4 người nhái rời bến Đà Nẵng, cắt qua hải phận vĩ tuyến 17 với dụng cụ lặn và mìn nổ chậm. Họ chia làm hai tổ, tổ thứ nhất của hải quân gồm các anh Lê Văn Kinh và Nguyễn Hữu Thảo, tổ thứ nhì thuộc Lực Lượng Đặc Biệt gồm Lê Văn Chuyên và Nguyễn Văn Tâm. Mục tiêu của họ là bơi vào bờ để đặt chất nổ phá hoại 4 chiến hạm bên trong quân cảng Hòn Cọp ở Sông Gianh, Quảng Bình. Họ đã gắn được mìn lên mục tiêu nhưng do trục trặc kỹ thuật, mìn đã nổ sớm hơn dự tính trong khi biệt kích chưa kịp bơi ra điểm tập kết ngoài khơi. Bị phát giác, Người Nhái Lê Văn Kinh và Nguyễn Văn Tâm bị cộng sản bắt, một người mất tích, còn một người đã lênh đênh trên biển cả với một tấm ván suốt hai ngày đêm trước khi may mắn được một tàu tuần tiễu của HQVNCH vớt. Lê Văn Kinh bị địch kết án chung thân, tới năm 1980 mới được tha về mang theo một chân tàn phế sau những cuộc tra khảo bằng điện. Nguyễn Văn Tâm bị giam giữ cho đến năm 1984 mới được chính phủ Hoa Kỳ cho qua Mỹ định cư. Về sau, anh Tâm đã được trao tặng huy chương Presidential Unit Citation cho thành tích công tác thập tử nhất sinh trong lòng địch, và cho những năm tù tội dưới bàn tay quân thù.
Trong bài “Người Ra Biển Bắc” viết rất công phu và chi tiết, ông Trần Đỗ Cẩm kể một số chiến công can trường khác của Biệt Hải: “Ngày 12-6-1964, hai toán chiến đĩnh đổ toán đổ bộ lên hai mục tiêu khác nhau tại vùng biển Bắc Việt. Một toán tại vùng Cửa Ron thuộc tỉnh Hà Tĩnh và một toán xa hơn về phía Bắc thuộc tỉnh Thanh Hóa. Toán đổ bộ tại cửa Ron mang theo súng 57 ly không giật đã bắn tan một đồn binh của Bắc Việt tại Hải Khẩu. Toán đổ bộ tại Thanh Hóa đặt mìn phá nổ cầu sông Hàng. Tất cả toán đổ bộ gồm 26 người đều trở về chiến đĩnh vô sự. Trong đêm 26 rạng ngày 27, một toán chuyên viên đặt chất nổ gồm 7 người hợp với toán yểm trợ 24 người đã phá nổ một cây cầu trên Quốc Lộ 1 gần Thanh Hóa, hạ sát 2 lính gác cầu và 4 lính Bắc Việt mà không bị thiệt hại. Ðêm 30 rạng 1 tháng 7, một toán đổ bộ gồm khoảng 30 người đã dùng súng 57 ly không giật bắn sập nhà máy nước tại cửa sông Kiên gần Ðồng Hới. Vào khoảng quá nửa đêm, hai PTF-5 và 6 đổ bộ người bằng bè cao su. Toán đổ bộ hoàn tất công tác nhưng đụng độ nặng với lính Bắc Việt. Hai PTF tiến lại gần bờ bắn yễm trợ bằng súng 40 và 20 ly để đưa toán đổ bộ về tầu. Kết quả toán đổ bộ bị thiệt mất 2 người nhưng cũng bắt sống được 2 địch quân. Sau này, Bắc Việt cho biết bắt sống được một biệt kích quân và anh này cho biết thuộc toán đổ bộ đã đánh sập cầu sông Hàng tại Thanh Hóa trước đây. Anh cũng cho biết những biệt kích quân đều được huấn luyện tinh thục và rất quen thuộc với kỹ thuật đổ bộ, có thể đánh phá các mục tiêu trên bộ rồi trở về chiến đĩnh không mấy khó khăn. Anh cũng cho biết các biệt kích quân thích đổ bộ bằng đường biển hơn lối thả dù bằng máy bay vì an toàn và được yểm trợ hữu hiệu hơn.”
Một trong những anh hùng Hải Quân khác lập chiến tích là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hùng, thuộc khóa 12/HQ Nha Trang. Cũng theo lời Trần Ðỗ Cẩm, Nguyễn Hữu Hùng đã có trên 200 chuyến xâm nhập Bắc Vĩ tuyến 17, trong đó gồm nhiều lần chở các toán Biệt Hải xâm nhập vào đất liền (hành quân CaDo) và tuần tiễu kiểm soát dọc duyên hải miền Bắc (công tác LoKy) v.v... Từ năm 1970 đến 1973, ông Hùng tham gia công tác với toán Biệt Hải xâm nhập vào Mật Khu U Minh để giải cứu tù binh Mỹ. Tuy công tác không thành công nhưng họ đã bắt được một cán bộ chính qui Cộng sản BV thuộc Tiểu Ðoàn Rạng Ðông đem về giao cho Nha Kỹ Thuật khai thác lấy được nhiều tin tức quan trọng.
Trong chiến tranh VN, lực lượng Biệt Hải có những đơn vị khác nhau như Biệt Hải Ðà Nẵng (Sea Rider), Biệt Hải Năm Căn (Junk Force Commando) và Biệt Hải Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Sea Commando). Vì tính chất bí mật của loại công tác mà họ đảm nhận, những bài viết về binh chủng nầy, nếu không do người trong cuộc, rất dễ dàng đi đến chỗ sai lạc.
Dưới sự chỉ huy của Phòng E thuộc Sở Khai Thác Ðịa Hình, công tác Hải vận đã khởi sự từ trước năm 1961 là thời gian mà các nhân viên được tuyển mộ để tiến hành công tác bí mật tại miền bắc Việt Nam. Bên cạnh bộ phận không vận đặt tại Sài Gòn còn có “Chi Cục Atlantic” đóng tại Huế với nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện trang bị và xâm nhập về đường bộ, “Chi Cục Pacific” đóng tại Ðà Nẵng có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện, trang bị và xâm nhập về đường biển qua vĩ tuyến 17. Chi Cục Pacific còn quản trị một số thuyền máy có mật danh “Nautilus”; phần lớn thủy thủ đoàn là nhân viên tình nguyện theo hợp đồng, xuất thân từ thành phần di cư năm 1954 gốc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để có giọng nói đia phương lúc vào chiến trường hoạt động trà trộn trong lòng địch. Hai chi cục Atlantic và Pacific thuộc Sở Bắc, do Ðại úy Ngô Thế Linh chỉ huy. Sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cả hai chi cục được sát nhập vào Sở Phòng Vệ Duyên Hải đặt bản doanh tại 52 Bạch Ðằng Ðà Nẵng, cùng lúc, một số trại khác được thành lập dọc bãi biển Mỹ Khê. Ở thời điểm nầy, SPVDH mở rộng việc tuyển mộ từ mọi binh chủng QLVNCH bên cạnh các toán “dân chính” gồm thanh niên Bắc kỳ di cư từ các giáo xứ công giáo như Thanh Bồ, Đức Lợi, Tam Tòa thuộc giáo phận Đà Nẵng. Họ phải trải qua một chương trình huấn luyện Biệt Hải kéo dài 24 tuần lễ, kể cả 2 tuần huấn nhục (Hell Weeks). Riêng hai toán Cancer (gốc người Nùng thiểu số) và toán Athena được huấn luyện bổ túc thêm chuyên môn phá hoại dưới nước. Vì tính chất bảo mật của loại công tác, việc huấn luyện Biệt Hải do sĩ quan của Nha Kỹ Thuật cộng tác với SEAL của Hải quân Mỹ đảm nhận. Sinh hoạt cá nhân của họ bị kiểm soát rất nghiêm ngặt, không ai được phép lai vãng tới gần khu cấm địa, kể cả cố vấn. Khi đi phép về thăm gia đình, tuyệt đối họ không được hé môi với vợ con, cha mẹ, về nơi đồn trú và công việc hàng ngày trong trại. Lực lượng Biệt Hải hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi đơn vị nào ngoại trừ Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Mỗi thành viên Biệt Hải, dù quân sự hay dân chính, đều phải trải qua một khóa nhảy dù do huấn luyện viên Hoa Kỳ của Ban Cố Vấn Hải Quân phối hợp với sĩ quan Việt Nam thuộc SPVDH đảm nhiệm. Riêng thủy thủ đoàn của “Hải tuần” còn trải qua một khóa về Patrol Porpedo Fast, một loại tàu cao tốc để thâm nhập vào bờ biển bắc Việt.
Biệt Hải là gì? Theo Nguyễn Văn Kha – một Biệt Hải đã bị đi cải tạo và từng trốn trại trở về – viết về binh chủng của mình:
“Lực Lượng Biệt Hải là đơn vị được huấn luyện để xâm nhập, đánh phá đồn bót và bắt cán bộ cộng sản ngay tại miền Bắc để lấy tin tức, hầu ngăn chận kịp thời những sự di chuyển quân của cộng sản Bắc Việt. Các quân nhân của Lực Lượng Biệt Hải được tuyển chọn từ các quân binh chủng trừ bị: Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân và Người Nhái Hải Quân cùng một số khá đông anh em Dân sự mà đa số là người Bắc di cư 1954, với điều kiện là tình nguyện.
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng về lý lịch cá nhân cũng như sức khỏe, các tân khóa sinh Biệt Hải phải trải qua một khóa huấn luyện hết sức cam go và khắc khổ, khóa học nầy không nằm trong chương trình của Cục Quân Huấn QLVNCH, mà hoàn toàn do các cố vấn Mỹ huấn luyện theo chương trình UDT-SEAL hầu để thích nghi với chiến tranh ngoại lệ. Không phải dễ dàng để trở thành người quân nhân Biệt Hải, mà còn đòi hỏi phải có một sự kiên nhẫn chịu đựng trong suốt thời gian thụ huấn, cộng với sức khỏe. Muốn trở thành một quân nhân Biệt Hải phải đi qua hai món ăn chơi đó là: Tung mây lướt gió (Nhảy dù) và sử dụng bình hơi (Người Nhái) bởi vậy người Biệt Hải rất đa dạng, lúc cần có thể sử dụng về đường bộ hay đường biển, nhưng sở trường vẫn là xâm nhập đường biển.
Sau ngày mãn khóa căn bản Biệt Hải, cộng thêm khóa Dù và khóa người Nhái các khóa sinh mới trở thành người Biệt Hải chuyên nghiệp, với quân phục được cấp phát gồm có 2 bộ áo “rằn ri ” và một nón đỏ do quân nhu quân lực VNCH, 2 bộ quần áo Biệt Kích do phía cố vấn Mỹ cấp phát. Nói tóm lại tùy theo từng cá nhân muốn mặc đồ của quân binh chủng gốc hoặc mặc đồ Biệt kích kể cả một số thích được mặc đồ thường phục sau giờ xuất trại. Trong thời gian đầu khi còn ở các trại lẻ tại Mỹ Khê mỗi lần khóa sinh xuất trại bắt buộc phải mặc đồ dân sự trưởng toán mới đưa giấy phép, bằng không thì phải ở lại trại. Để bảo mật cho các công tác xâm nhập Lực Lượng Biệt Hải không hề có phù hiệu, bởi vậy khi các đơn vị bạn nhìn vào quân phục của Biệt Hải không biết họ là đơn vị nào.
Các quân nhân Biệt Hải được phép mặc thường phục hoặc quân phục và được đi trong giờ giới nghiêm. Giấy phép do Ðại Tá Tỉnh Trưởng Quảng Nam Ðà Nẵng cấp. Dân địa phương ở Ðà Nẵng hay bán đảo Sơn Trà thường gọi chúng tôi là Biệt Kích Nhái. Những lúc thời tiết miền Bắc biển động, các toán thay phiên nhau đi công tác ở các mật khu cộng sản tại miền Nam, người dân ở miền đó họ hay gọi chúng tôi là lính Dù. Ðiểm đặc biệt là mỗi lần công tác dù ở Bắc hay Nam thì đồ ngụy trang được mặc duy nhất vẫn là bộ bà ba đen và đi chân đất hoặc giày bata. Còn người dân miền Bắc thì thường gọi chúng tôi là cán bộ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc.”
Ngay từ đầu năm 1961 chi cục Pacific ở Đà Nẵng đã đào tạo được một toán Người Nhái do sĩ quan SEAL Mỹ huấn luyện ở biển Tiên Sa. Họ đã tham dự các công tác mật dọc vùng duyên hải bắc vĩ tuyến 17, ví dụ toán Cancer đã xâm nhập và phá hoại 6 chiến đỉnh của cộng sản bỏ neo ở cửa biển Quảng Khê, Quảng Bình.
Ngày 28-6-1962, chiếc Nautilus II chở 4 người nhái rời bến Đà Nẵng, cắt qua hải phận vĩ tuyến 17 với dụng cụ lặn và mìn nổ chậm. Họ chia làm hai tổ, tổ thứ nhất của hải quân gồm các anh Lê Văn Kinh và Nguyễn Hữu Thảo, tổ thứ nhì thuộc Lực Lượng Đặc Biệt gồm Lê Văn Chuyên và Nguyễn Văn Tâm. Mục tiêu của họ là bơi vào bờ để đặt chất nổ phá hoại 4 chiến hạm bên trong quân cảng Hòn Cọp ở Sông Gianh, Quảng Bình. Họ đã gắn được mìn lên mục tiêu nhưng do trục trặc kỹ thuật, mìn đã nổ sớm hơn dự tính trong khi biệt kích chưa kịp bơi ra điểm tập kết ngoài khơi. Bị phát giác, Người Nhái Lê Văn Kinh và Nguyễn Văn Tâm bị cộng sản bắt, một người mất tích, còn một người đã lênh đênh trên biển cả với một tấm ván suốt hai ngày đêm trước khi may mắn được một tàu tuần tiễu của HQVNCH vớt. Lê Văn Kinh bị địch kết án chung thân, tới năm 1980 mới được tha về mang theo một chân tàn phế sau những cuộc tra khảo bằng điện. Nguyễn Văn Tâm bị giam giữ cho đến năm 1984 mới được chính phủ Hoa Kỳ cho qua Mỹ định cư. Về sau, anh Tâm đã được trao tặng huy chương Presidential Unit Citation cho thành tích công tác thập tử nhất sinh trong lòng địch, và cho những năm tù tội dưới bàn tay quân thù.
Trong bài “Người Ra Biển Bắc” viết rất công phu và chi tiết, ông Trần Đỗ Cẩm kể một số chiến công can trường khác của Biệt Hải: “Ngày 12-6-1964, hai toán chiến đĩnh đổ toán đổ bộ lên hai mục tiêu khác nhau tại vùng biển Bắc Việt. Một toán tại vùng Cửa Ron thuộc tỉnh Hà Tĩnh và một toán xa hơn về phía Bắc thuộc tỉnh Thanh Hóa. Toán đổ bộ tại cửa Ron mang theo súng 57 ly không giật đã bắn tan một đồn binh của Bắc Việt tại Hải Khẩu. Toán đổ bộ tại Thanh Hóa đặt mìn phá nổ cầu sông Hàng. Tất cả toán đổ bộ gồm 26 người đều trở về chiến đĩnh vô sự. Trong đêm 26 rạng ngày 27, một toán chuyên viên đặt chất nổ gồm 7 người hợp với toán yểm trợ 24 người đã phá nổ một cây cầu trên Quốc Lộ 1 gần Thanh Hóa, hạ sát 2 lính gác cầu và 4 lính Bắc Việt mà không bị thiệt hại. Ðêm 30 rạng 1 tháng 7, một toán đổ bộ gồm khoảng 30 người đã dùng súng 57 ly không giật bắn sập nhà máy nước tại cửa sông Kiên gần Ðồng Hới. Vào khoảng quá nửa đêm, hai PTF-5 và 6 đổ bộ người bằng bè cao su. Toán đổ bộ hoàn tất công tác nhưng đụng độ nặng với lính Bắc Việt. Hai PTF tiến lại gần bờ bắn yễm trợ bằng súng 40 và 20 ly để đưa toán đổ bộ về tầu. Kết quả toán đổ bộ bị thiệt mất 2 người nhưng cũng bắt sống được 2 địch quân. Sau này, Bắc Việt cho biết bắt sống được một biệt kích quân và anh này cho biết thuộc toán đổ bộ đã đánh sập cầu sông Hàng tại Thanh Hóa trước đây. Anh cũng cho biết những biệt kích quân đều được huấn luyện tinh thục và rất quen thuộc với kỹ thuật đổ bộ, có thể đánh phá các mục tiêu trên bộ rồi trở về chiến đĩnh không mấy khó khăn. Anh cũng cho biết các biệt kích quân thích đổ bộ bằng đường biển hơn lối thả dù bằng máy bay vì an toàn và được yểm trợ hữu hiệu hơn.”
Một trong những anh hùng Hải Quân khác lập chiến tích là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hùng, thuộc khóa 12/HQ Nha Trang. Cũng theo lời Trần Ðỗ Cẩm, Nguyễn Hữu Hùng đã có trên 200 chuyến xâm nhập Bắc Vĩ tuyến 17, trong đó gồm nhiều lần chở các toán Biệt Hải xâm nhập vào đất liền (hành quân CaDo) và tuần tiễu kiểm soát dọc duyên hải miền Bắc (công tác LoKy) v.v... Từ năm 1970 đến 1973, ông Hùng tham gia công tác với toán Biệt Hải xâm nhập vào Mật Khu U Minh để giải cứu tù binh Mỹ. Tuy công tác không thành công nhưng họ đã bắt được một cán bộ chính qui Cộng sản BV thuộc Tiểu Ðoàn Rạng Ðông đem về giao cho Nha Kỹ Thuật khai thác lấy được nhiều tin tức quan trọng.
Các chiến sỉ Biệt Hải - Sở Phòng Vệ Duyên Hải tại trại Mỹ Khê, Đà Nẵng
Nha Kỹ ThuậtTheo Lữ Triệu Khanh, cựu Trung Tá phục vụ ở Nha Kỹ Thuật / Bộ tổng Tham Mưu, danh hiệu nầy chỉ là vỏ bọc để bảo mật những hoạt động thực sự trước mắt Cộng Sản cũng như đối với các đơn vị bạn khác. Thực tế, Nha Kỹ Thuật / BTTM là “Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ”, ngang hàng với cấp Sư đoàn Tổng Trừ bị do một vị thiếu tướng làm tư lệnh, đặt dưới sự chỉ huy có cái tên rất hiền lành, “Sở Khai Thác Địa Hình”.
Sở Khai Thác Địa Hình trực thuộc Phủ Tổng Thống do cố đại tá Lê Quang Tung làm chỉ huy trưởng đầu tiên, là đơn vị được giao phó các công tác tình báo quan trọng, về quốc nội cũng như quốc ngoại, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cố vấn Ngô Đình Nhu và tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong cơ cấu tổ chức tình báo, “Phòng 45” hay “Phòng E” chịu trách nhiệm thu thập các tin tức tình báo liên quan miền bắc vĩ tuyến 17, qua các điệp viên nằm vùng xâm nhập từ miền nam hoặc từ các nước bạn len lõi vào. “Phòng E” về sau còn được gọi là SB, viết tắt chữ Sở Bắc – là bộ phận được cơ quan Combined Studies thuộc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon yễm trợ tài chính và kỹ thuật, cung cấp chuyên viên và tin tức tình báo cơ bản, các vật dụng cần thiết để hoàn thành công tác.
Song song với các toán tình báo dài hạn bí mật nhảy dù xuống xâm nhập miền bắc hay từ ngoài biển đột nhập vào bờ bằng thuyền, họ còn tổ chức các toán thám sát ngắn hạn hoạt động dọc biên giới Lào Việt, kéo dài từ Vĩ tuyến 17 lên đến Vĩ tuyền 20. Đây là các toán Strata, viết tắt chữ Short Term Reconnaisance and Target Acquisition. Ngoài ra, các toán Lôi Hổ được huấn luyện ở Long Thành để thám sát, phá hoại các mục tiêu trọng yếu của địch, hay chỉ điểm mục tiêu cho các phi vụ oanh kích, hoặc gởi các toán đặc nhiệm tới đánh phá. Biệt Kích Lôi Hổ đặt Bộ Chỉ Huy tại Saigon và 3 chiến đoàn ở Đà Nẵng, Kon Tum và Ban Mê Thuột. Mỗi chiến đoàn gồm nhiều liên toán, mỗi liên toán chia ra nhiều toán, được tổ chức huấn luyện hành quân theo kỹ thuật của Lực Lượng Đặc Biệt, chỉ khác là họ có nhiệm vụ hoạt động ngoài lãnh thổ VNCH và ngay trong lòng địch.
Nhảy vào lòng địch
Nhảy dù xuống đất địch là công việc của ngành tình báo. Họ phải hoạt động trong âm thầm, tùy thuộc địa hình địa vật. Trong chiến tranh VN, các toán biệt kích phải tận dụng con trăng, từ 5 ngày trước và 5 ngày sau rằm âm lịch, là khi ánh sáng trăng đêm soi đường dẫn lối cho những cánh dù lạc lõng. Để thích nghi với công tác, họ được trang bị ngoài súng tiểu liên Thụy Điển hoặc Sten của Anh hay Uzi của Do Thái với ống giảm thanh và 3 đơn vị đạn, họ còn phải mang theo hơn 20 món khác với ba-lô hành quân của một chiến binh bình thường: bình đông nước uống, bản đồ khu vực, địa bàn, lựu đạn, 3 ngày lương khô, đèn pile, dao bấm, túi cứu thương cá nhân, cà mèn ăn cơm, hỏa pháo báo hiệu, đồng hồ tay dạ quang, radio, v.v... những thứ nầy không thể là sản phẩm của miền nam hay mang nhản hiệu Mỹ. Ngoài hành trang cá nhân, các đồ quân nhu quân cụ khác cũng được đóng thành kiện thả xuống bằng dù riêng, trong kiện có máy phát tín hiệu trên tần số quy định trước, sau khi xuống dù, họ lần theo tín hiệu để đi tìm dù tiếp liệu. Khi xuống, gió có thể giạt dù của họ lệch xa mục tiêu đổ bộ tới 2 cây số, nên họ phải dùng radio bắt tín hiệu của nhau để tập trung.
Vào vùng, toán viên nói giọng địa phương nào sẽ được ấn định về hoạt động ngay địa phương ấy, và họ chỉ nhận được chi tiết về vùng sẽ nhảy dù một ít phút trước khi lên máy bay ở căn cứ không quân Đà Nẵng. Trước khi cất cánh, phi cơ cũng được lột bỏ hay xóa tất cả mọi phù hiệu binh chủng, đơn vị – để phòng khi máy bay bị rớt thì tung tích được bảo mật. Thông thường, họ dùng máy bay DC6 hay DC7, phi công là người Đài Loan, thỉnh thoảng mới do phi công Việt Nam, là những người rất rành miền bắc, và là thành phần tín nhiệm. Về sau khi chiến cuộc leo thang, các toán nhảy đã phải đáp máy bay C123 hay C130 tới các căn cứ không quân Mỹ trong lãnh thổ Thái Lan để chuyển qua loại trực thăng CH3 Jolly Green Giant, bay xuyên qua Lào để vào không phận bắc Việt. Một trong những yếu tố bất lợi của việc trực thăng vận, là đặc vụ của biệt kích không còn là một bí mật, vì tiếng nổ của động cơ quá lớn, nghe được rất rõ và rất xa trước khi máy bay tới nơi.
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, đã viết về chuyện một biệt kích can trường tên Ares rất khó tin nhưng có thật:
“Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán là còn giữ được liên lạc với trung ương, đó là các toán Tourbillon (1962), Ares (1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt-Mỹ. thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares.
Ares hay Hạ Long là một cán bộ trung cấp và là đảng viên CS bị khai trừ vì bất mãn. Anh đã theo đoàn người di cư vào Nam và được một giới chức miền Nam báo cáo lên ông Ngô Đình Nhu. Tổng Thống Diệm và ông Nhu đã lưu tâm và giúp đỡ cho người này. Sau đó, Sở Bắc đã cử người đến tiếp xúc thuyết phục và bố trí cho anh trở về Bắc hoạt động. Anh đã đồng ý và đã được đưa xâm nhập vào Vịnh Hạ Long năm 1962, rồi từ đó tiến dần về cảng Hải Phòng và nhà máy điện Uông Bí. Đây là 2 mục tiêu mà anh có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo mọi sinh hoạt. Ares tỏ ra rất tích cực trong mọi nhiệm vụ giao phó, và điều rất kỳ lạ là anh đã mộ mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách khác thường. Hàng năm, trước ngày Song Thất hoặc 26-10, anh đều có đánh điện chúc mừng TT Diệm và nguyện trung thành phục vụ tổ quốc. Khi nghe tin TT Diệm bị giết qua đài phát thanh, anh rất thắc mắc và sau khi được Trung ương xác nhận, anh đã tỏ ra chán nản tột độ. Dù vậy, anh vẫn thi hành mọi công tác giao phó một cách chu đáo. Những chuyến tàu cập bến Hải Phòng, nhất là các tàu chở vũ khí hay quân dụng, đã được anh theo dõi và báo cáo khá chi tiết. Ngoài nhiệm vụ trên, anh còn báo cáo kết quả oanh tạc của một số mục tiêu khác nhau như cầu Hàm Rồng và nhà máy điện Uông Bí ở quanh vùng Hải Phòng.
Để giúp anh thi hành nhiệm vụ trong thời gian anh bị bị bịnh sốt rét, Trung ương đã chấp thuận đề nghị của anh, tuyển mộ thêm người em ruột và một hai người khác trong họ hàng, để phụ anh thực hiện quan sát các mục tiêu ở xa. Trong những năm 1966, 1967 và 1968, bệnh sốt rét của anh trở nên trầm trọng, nhưng Trung ương không tiếp tế cho anh được vì địa điểm nhận tiếp tế của anh nằm trong Vịnh Hạ Long đã bị lộ. Thêm vào đó, vùng biển Hải Phòng bị Mỹ gài mìn khiến mọi cố gắng tiếp tế bằng thuyền cho anh đều không thể thực hiện được.
Khoảng giữa năm 1968, do lời yêu cầu của phía VN, Hoa Kỳ đã tìm được kế hoạch tiếp tế cho Ares. Trung ương báo ngay cho anh tọa độ một số bãi thả tiếp tế và yêu cầu toán đến tận nơi nghiên cứu và báo ngay địa điểm ưu tiên được chọn. Sau khi nhận phúc đáp, Trung ương đã hướng dẫn các chi tiết mà toán phải thi hành để có thể nhận tiếp tế đúng như dự liệu. Đến ngày N, giờ G, một đoàn phản lực đã xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở Hải Phòng, cùng lúc đó một phản lực cơ khác đã thả một thùng container đựng hàng tiếp tế xuống thửa ruộng đã ấn định và được Ares đánh dấu bằng 2 cụm khói trắng như đã chỉ thị. Cách tiếp tế này đã được thực tập 2 lần tại trại Long Thành và cả 2 lần đều đem lại kết quả mong muốn. Trong container đựng hàng tiếp tế, ngoài lương thực, thuốc men, áo quần còn có 10 khâu vàng để toán trao đổi thực phẩm hoặc thuốc men mỗi khi cần đến. Ngoài các vật dụng trên, còn có 4 lá thư, trong đó có một lá thư thăm hỏi của Trưởng công tác, còn 3 lá khác được dán kín. Toán được chỉ thị dán tem vào và tuần tự gởi đến một địa chỉ trung gian tại Thái Lan. Mỗi thơ đều có dấu hiệu riêng mà toán không được biết lý do.
Chỉ trong một thời gian ngắn, 2 thư có nội dung thường đã đến tay người nhận, thư còn nguyên si không bị mở, nhưng thư thứ 3 có gài một tài liệu bí mật giả tạo lại không đến tay người nhận. 2 tháng sau, khi được trung ương hỏi về lá thư này thì toán cho biết, trên đường đi tới bưu điện, bị còi báo động, đương sự phải chạy tìm hầm trú ẩn, không may đánh rơi lá thơ xuống vũng bùn nên đương sự đã không gửi. Lý do này đã khiến bạn đồng minh Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của Ares.
Các biệt kích bị CS bắt đã phải chịu đủ thứ cực hình. Tuy vậy, họ vẫn giữ vững tinh thần quốc gia và đồng đội. Thái độ cương quyết của họ đã phải làm các cán bộ CS khâm phục và gọi họ là những người “không cải tạo được”. Mãi đến một thời gian lâu sau khi VNCH bị chiếm đóng, CS mới tuần tự tạm trả tự do cho các tù nhân Biệt Kích. Người được trả sớm nhất đã phải ở tù suốt 15 năm và người lâu nhất trên 20 năm. Khi họ trở về, chúng ta đã biết thêm được nhiều chuyện đã xảy ra khi họ công tác tại Bắc Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số toán bặt tin, trong đó có toán Voi do anh Trần Hiếu Hòa làm Trưởng Toán cùng với 4 toán viên. Toán Ares mà tôi đã đề cập ở trên và một vài toán khác nữa, cũng đang nằm trong danh sách những toán mất tích này. Phải chăng họ đã bị thủ tiêu hay đã hy sinh trên đường thi hành nhiệm vụ. ‘Hy sinh trong bóng tối, tất cả vì Tổ quốc’, đó là phương châm hành động mà mọi Biệt Kích đã chấp nhận khi gia nhập vào binh chủng này.
Tôi còn nhớ năm 1970, các sĩ quan trong Bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật đã được xem một cuốn phim mà một đơn vị VNCH vừa tịch thu được của bô đội Bắc Việt khi tấn công vào một căn cứ địch ở Mimot, Cam-bốt. Cuốn phim ghi lại phiên tòa xét xử một toán Biệt Kích mang tên toán Jackson, hoạt động tại vùng Nghệ Tĩnh.
Toán Jackson đã bị bắt toàn bộ với tất cả vũ khí và chất nổ khi toán phá chiếc cầu thứ 2 tại Cửa Lò. Hầu hết toán viên đã lãnh án tử hình, chỉ 1, 2 người lãnh án chung thân. Điều làm anh em chúng tôi xúc động và hãnh diện, là được chứng kiến thái độ hiên ngang và bình tĩnh của các toán viên khi bản án tử hình được tuyên đọc. Theo lời một nhân chứng quê ở Thọ Ninh, bà con với một toán viên cho biết, 6 người lãnh bản án tử hình đã bị bắn ngay sau đó, và lời nói cuối cùng của họ là: ‘Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn năm!’”
Sau năm 1965, Sở Khai Thác / BTTM được đổi tên là Sở Kỹ thuật trước khi được nâng cấp thành “Nha Kỹ Thuật”, do một vị giám đốc chỉ huy, gồm các đơn vị quan trọng: Sở Liên Lạc, Đoàn 11 và Đoàn 68, Sở Không Yễm, Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Trung Tâm Huấn luyện Quyết Thắng, Sở Tâm Lý Chiến… Riêng Sở Công Tác được thành lập với hai đoàn Công tác 11 và 68. Đoàn 68 có nhiệm vụ tổ chức và điều hợp các toán tình báo nằm vùng dài hạn trong lòng địch ở miền bắc. Họ được thả bằng trực thăng vận từ một nước thứ ba hoặc nhảy dù xuống mục tiêu được giao phó tại Miền Bắc để thiết lập căn cứ hoạt động, quan sát và thám sát các mục tiêu, báo cáo về nam và nhận chỉ thị hoạt động kế tiếp. Các khu vực trọng yếu mà họ được cài nằm trong các tỉnh biên giới Việt Trung như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, hay các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đoàn 11 phụ trách các toán thám sát ngắn hạn chú trọng vào lực lượng chính quy Bắc Việt xâm nhập miền Nam qua các hành lang biên giới. Để thực hiện việc chuyển quân, Sở Không Yễm liên lạc với Bộ Tư lệnh Không quân để xin các phi vụ thả các toán xâm nhập và triệt xuất bằng máy bay C-47, C-123 và C-130 do phi hành đoàn người Việt cầm lái. Khi nhu cầu không quân vượt quá tầm tay của KQVN, máy bay Hoa Kỳ cất cánh từ các căn cứ ở Thái Lan hay đảo Guam tham chiến.
Về Hải Vận, trách nhiệm nầy được giao cho Sở Phòng Vệ Duyên Hải – hậu thân của "Pacific", trong hệ thống tổ chức của Phòng 45 thuộc Sở Khai thác Địa Hình, chính thức hoạt động từ cuối năm 1964. Trước đó, cơ quan nầy mang thuyền máy đánh cá về Đà Nẵng sửa lại theo kiểu thuyền miền bắc trước khi giao cho các toán sử dụng để đột nhập bờ biển địch. Về sau, do nhu cầu tốc độ và khả năng tác chiến, tình báo Mỹ đã thay thế bằng chiến đỉnh Swift và Nasty có võ trang. Điểm bất lợi là loại chiến đỉnh nầy có tầm hoạt động giới hạn, không thể hành quân quá vĩ tuyến 20, nên Biệt Hải được tăng cường loại chiến đỉnh PFT (Patrol Torpedo Fast) có tầm hoạt động vượt trội, tốc độ nhanh và trang bị hỏa lực hùng hậu hơn để không những tự vệ mà còn có thể tấn công các mục tiêu địch.
Trong khi thi hành các đặc vụ nguy hiểm trong đất địch, người nhái VNCH nhảy dù xuống hay dùng ghe ngụy trang đột nhập các làng mạc dọc theo duyên hải. Công tác hoàn thành, họ phải bơi ra biển tới điểm hẹn để được tàu vớt và đưa trở về căn cứ ở miền nam.
Tử chiến trên quần đảo Hoàng Sa
Sau chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh của Nixon, tình hình chiến sự và chính trị thay đổi, loại công tác mật vừa kể không còn được hỗ trợ mạnh mẽ như trước, Biệt Hải VNCH tuy không phải xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt hoặc sâu vào biên giới Lào Miên và Trung quốc, nhưng vẫn được trực thăng vận ngay vào các khu vực địch kiểm soát trên các mặt trận tại miền nam để gây trở ngại và làm chậm mức xâm nhập của Cộng Sản vào miền nam. Trước ngày mất nước, 32 lính Biệt Hải được chở từ căn cứ Ðà Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa để tham dự trận đánh lịch sử với nhiệm vụ đổ bộ chiếm các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng và Quang Hòa. Xin dành vài phút để nghe Lữ Công Bảy, một quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ4 tham dự trận hải chiến quay lại đoạn phim chiếu chậm về những giờ phút lịch sử bi hùng:
“11g30 ngày 16-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa, trước đó ngày 15-1 Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 do HQ trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt tại Hoàng Sa. HQ4 tiến gần đảo Dunican. Còi tác chiến vang lên, tất cả thủy đoàn đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. 14 giờ, trung đội biệt hải được lệnh rời tàu trên ba xuồng cao su, 20 phút sau trung đội biệt hải đã đổ bộ lên rìa đảo an toàn, và nhận lệnh tiến sâu vào đảo lục soát. Báo cáo từ toán quân gởi về không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, đầu mộ không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ tàu, với ngày sinh và ngày chết rất lâu đời hàng mấy chục năm về trước. Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ giả lên, chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đã dựng lên để chứng tỏ có người TQ đã sống và chết trên đảo mà thôi. 16g30 lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu.
Đến buổi chiều, phòng chiến báo theo dõi qua hệ thống radar tầm xa đã phát hiện hai mục tiêu trên biển đang di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa. Từ nóc đài chỉ huy, các bộ phận quan sát bằng ống dòm đã nhìn thấy hai tàu chiến lạ. Trung tâm chiến báo được lệnh theo dõi và báo cáo thường xuyên mọi hoạt động, hướng đi, khoảng cách của hai tàu trên. Đêm 16 rạng 17-1 bình yên.
Sáng 17-1, chiến hạm HQ4 của chúng tôi tiến về đảo Kim Tiền. Lúc 8 giờ, trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát, chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Dunican. Đến 11 giờ đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ TQ xâm nhập và tiến gần đến đảo Hoàng Sa, HQ4 và HQ16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi tiến đến gần tàu đánh cá vũ trang của TQ, HQ4 dùng tín hiệu cảnh báo và đuổi đi, nhưng cả hai tàu đánh cá cố tình khiêu chiến. HQ 4 tiến đến gần 1 tàu đánh cá TQ trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm. Tàu được trang bị 2 thượng liên (1 đằng trước mũi và 1 đằng sau lái tài) ngoài ra có rất nhiều AK 47. Tàu HQ4 của chúng tôi quyết định áp sát mạn tàu đánh cá TQ để xua đuổi. Hai bên đánh nhau bằng... võ mồm. Thấy không tác dụng, HQ4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng vào phòng lái tàu đánh cá, mũi HQ4 và neo mũi vướng vào cửa và hành lang phòng lái làm gãy hành lang và cong cửa phòng lái của tàu TQ. Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, địch vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ16 cũng quyết liệt xua đuổi tàu đánh cá vũ trang còn lại.
Đêm 17 rạng 18-1 một đêm cực kỳ căng thẳng. Còi nhiệm sở tác chiến báo động suốt đêm. Chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang TQ tăng cường và cố tình khiêu khích, tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa. HQ4 và HQ16 dùng tín hiệu cảnh cáo, tàu chiến TQ dùng tín hiệu đèn đáp trả. Nội dung bằng tiếng Anh được chúng tôi ghi lại và dịch ra như sau:
- HQ4: Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các anh hãy rời khỏi đây ngay!
- Tàu chiến TQ: Từ ngàn xưa mọi người đều biết đây là lãnh hải của Cộng hòa ND Trung Hoa. Yêu cầu các người rời khỏi đây ngay.
- HQ4: từ 1802 Vua Gia Long đã xác nhận chủ quyền quần đảo là của Việt Nam. Yêu cầu các anh phải rời khỏi nơi đây ngay.
Phía TQ vẫn đáp trả như câu trước.
Sáng 18-1, Tuần dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5, do Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh làm Hạm trưởng, ra Hoàng Sa. Cùng đi trên HQ5 có Đại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Hoàng Sa. Ngoài ra, đi theo tàu có một trung đội Người Nhái. Chiều 18-1 lúc 15g30, lệnh Đại Tá Ngạc cho ba chiến hạm sắp đội hình hàng dọc tiến thẳng về đảo Duy Mộng. Khoảng 16g, có 4 tàu TQ bắt đầu khiêu khích, cắt đường ngang mũi HQ4 và HQ16. Đội hình bị chia cắt không thể tiến lên được vì các tàu rất gần nhau, các khẩu đại bác sẵn sàng nhả đạn nhưng không ai được lệnh nổ súng. Không tiến lên được 3 tàu chiến VN được lệnh quay về ngoài đảo Hoàng Sa. Đêm 18 rạng ngày 19-1 tàu chiến và tàu đánh cá vũ trang TQ vẫn tiếp tục khiêu khích, tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Tín hiệu bằng đèn vẫn tiếp tục chuyển và nhận qua lại. Những tín hiệu vẫn lập luận như đêm hôm trước, tình hình căng thẳng và kéo dài. Chiến hạm HQ4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu TQ. Khi tàu TQ rút lui về hướng Bắc tình hình dịu hơn.
Đêm ấy, bầu trời Hoàng Sa không ánh trăng sao, trời tối đen như mực (nhằm 28 tháng Chạp). Tất cả ba tàu chiến VN đều được lệnh trong tư thế Zebra (không để lọt ánh sáng ra ngoài). Đến nửa đêm, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, do Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà làm Hạm Trưởng, đã ra đến đảo tăng cường cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa.
2 giờ sáng ngày 19-1, HQ4 và HQ5 được lệnh quay về Đà Nẵng để đánh lạc hướng theo dõi của radar tàu địch. Cách Hoàng Sa 25 hải lý thì ngoặc về phía Nam, vòng ra ngoài và hướng về phía Nam đảo Duy Mộng. Trong khi đó khoảng 5 giờ sáng HQ16 và HQ10 được lệnh hướng về đảo Duy Mộng từ mặt Tây Bắc để thu hút tàu TQ.
Vào lúc 6g sáng, tàu HQ4 đã tiến sát đảo Duy Mộng và trung đội Biệt Hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Không một tàu chiến nào của TQ phát hiện được HQ4 và HQ5. Khi gần đến đảo, bằng ống dòm và mắt thường từ đài chỉ huy chúng tôi đã phát hiện doanh trại và cột cờ có cờ TQ (trước đây hơn 1 tháng HQ4 trong một chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa đã không phát hiện gì ngoài chai lọ trôi tấp lên bãi cát). Hai mươi phút sau lực lượng Biệt Hải đã đổ bộ lên đảo (mặt Đông Nam). Lực lượng đổ bộ cắm cờ VN lên bờ cát và hóc đá, rồi khẩn cấp tiến vào bên trong đảo. Trong khi đó, lực lượng người nhái vẫn còn ngoài xa chưa vào được vì HQ5 không thể vào sát bờ, vì gió mùa Đông Bắc thổi khá mạnh, các xuồng cao su bị sóng gió giật không vào bờ được. HQ5 phải thả tàu cứu hộ xuống để kéo các xuồng cao su vào bờ. Lúc đó đã gần 8 giờ, nhưng từ rìa đảo muốn vào bên trong phải lội qua một đầm nước, có nơi nước lên tới tận ngực. Các chiến sĩ người nhái đang cố gắng lội qua nhưng rất chậm chạp. Từ đài chỉ huy bộ phận quan sát chúng tôi đã phát hiện một tàu địch đã đổ bộ 1 đội quân đông đảo lên phía bắc đảo, hàng trăm quân TQ đang vào đảo rất nhanh vì xuôi gió.
Thế rồi báo cáo bất lợi dồn dập gởi về đài chỉ huy tàu HQ4. Nhóm biệt hải đang đối mặt với lực lượng địch cả 2 phía. Một số đông quân TQ núp sau các tảng đá chĩa thẳng mũi súng vào đội hình biệt hải. Nếu nổ súng thì cả trung đội biệt hải sẽ bị tiêu diệt vì ta đang ở ngoài trời còn địch thì núp trong các phiến đá. Sau một hồi cân nhắc, lực lượng Biệt Hải và lực lượng Người Nhái được lệnh rút về tàu. Khi đội Biệt Hải đã rút về HQ4 an toàn thì lực lượng Người Nhái vẫn còn lội bì bõm trong đầm nước cạn, vũ khí phải đưa lên khỏi đầu. Trên mặt biển đã thấy HQ16 và HQ10 đang tiến về rìa Tây Nam đảo theo sau là bốn tàu chiến TQ đang tiến vào đội hình của ta. Phía Bắc đảo tàu TQ cũng đang cho đổ người ồ ạt lên đảo. 18g30 một loạt đạn thượng liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái VN, làm 1 sĩ quan tử thương và 3 bị thương. Tình hình hết sức căng thẳng, nhưng chỉ huy mặt trận không thể ra lệnh nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.
Chúng tôi hết sức đau lòng khi chứng kiến tình cảnh lực lượng Người Nhái lúc đó. Dù được lệnh rút nhanh ra rìa đảo, nhưng họ không thể bỏ lại các đồng đội, nên một số binh sĩ quay lại tìm xác đồng đội kéo lên và dìu ra rìa đảo. Đến 9g45 lực lượng Người Nhái mới ra được tàu HQ4. Lúc đó sát bên HQ4 là hai tàu chiến TQ mang số liệu 274 và 278 sơn màu xám đen trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly. Các khẩu súng đang chĩa thẳng vào HQ4. Các tín hiệu bằng đèn hiệu được liên tục chuyển đến HQ4. Chúng tôi nhận những tín hiệu từ tàu TQ và trình cho Hạm trưởng San. Hạm trưởng đưa sang Trung úy Huệ dịch. Nghe xong nội dung, Hạm trưởng Vũ Hữu San tức thì đỏ mặt, quát tháo ầm ĩ, rồi đầy căm giận, ông đưa nắm đấm sang hướng tàu địch (rất gần). Quay sang chúng tôi, ông ra lệnh không nhận tín hiệu từ tàu TQ nữa và thốt câu ‘ĐM, bọn bố láo!’.
Vào thời điểm hết sức căng thẳng này, việc thông tin liên lạc giữa lực lượng bảo vệ Hoàng Sa và Bộ tư lệnh vùng 1 duyên hải đã bị đứt. Tần số liên lạc bị phá rối, trên hệ thống bộ đàm chỉ nghe toàn tiếng Hoa. Đại Tá Hà Văn Ngạc, lúc đó đang ở trên chiến hạm HQ5, được toàn quyền hành động. Quyết định nổ súng được thực hiện sau cuộc điện đàm giữa Đại Tá Ngạc và Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Hồ Văn Kỳ Thọai. Thế còn Tư Lệnh Hải Quân VNCH đang ở đâu? Ông ấy (Đề Đốc Trần Văn Chơn) đang ở trên trời. Tướng Chơn đang ngồi trên chuyến bay từ Saigon ra Đà Nẵng. Lúc ông tới căn cứ Hải Quân, mọi việc đã xong xuôi. Đại Tá Ngạc ra lệnh: chuyển bốn tàu theo đội hình hàng dọc theo tín hiệu cờ của khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để giữ bí mật; khi tín hiệu cờ chuyển sang đội hình hàng ngang, tất cả các khẩu đại bác hướng lên đảo; khi nhận lệnh bắn thì tất cả khai hỏa lên đảo dọn đường lập đầu cầu để Biệt Hải và Người Nhái đổ bộ chiếm lại đảo.
Hạm Trưởng San bực bội trước lệnh này. Trước khi chuẩn bị nổ súng Đại Tá Ngạc có hỏi ý kiến từng Hạm trưởng. Đến khi hỏi ý kiến HQ4, Hạm trưởng Vũ Hữu San gằn từng tiếng trong bộ đàm: ‘Trình Đại Bàng, tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nay nước cờ đã bị lộ, không còn yếu tố bất ngờ, muốn đổ bộ lên chiếm đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển trước khi tính đến việc đổ quân, hiện nay tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đã đổ bộ từ sáng đến giờ đầy trên đảo, ta chỉ có 2 trung đội thì làm sao thành công được?’, rồi ông nói tiếp: ‘Tôi là quân nhân tôi chấp nhận hy sinh vì tổ quốc nhưng...’ Rồi ông cúp máy và ra lệnh ‘tất cả các nòng súng nhắm thẳng vào tàu địch.’
Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ4, HQ5, HQ10, HQ16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, Hạm trưởng San ra lệnh ‘bắn’ đồng thời ông cũng ra lệnh (lúc đó máy tàu đang ở vị trí stop) hai máy tiến Full (bỏ qua thông lệ tiến 1, tiến 2, tiến 3) hết tay lái sang phải... Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.
Chiến hạm HQ4 chạy uốn lượn như con rắn, hết phải rồi hết trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác đầu tiên của địch. Thế rồi, các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Ria đang cố gắng theo dõi tàu địch qua màn hình radar. Thượng sĩ Giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ Giám lộ Phấn, Xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các nơi bị thương vọng lên đài chỉ huy. Tuy nhiên chiến hạm HQ4 vẫn vững vàng trong cuộc hải chiến. Đài quan sát trên nóc báo cáo có địch đang đuổi theo. Tôi nhìn ra phía sau vừa thấy 2 tàu địch thì từ mạn phải HQ5 cắt đuôi HQ4 phóng thẳng vào 2 tàu địch. Những khối cầu lửa từ mũi HQ5 bắn ra (đại bác 127 ly) bay thẳng vào tàu địch. Một chiếc trúng đạn bốc cháy, một chiếc quay ngang và sau đó lãnh đủ hàng loạt đạn từ HQ4.
Không thấy một tàu địch nào, cũng không thấy HQ16 và HQ10 đâu cả. Ngay lúc đó HQ5 cho biết ụ tháp đại bác 127 ly đã bị trúng đạn, 3 quân nhân tử thương 2 bị thương nặng. Liên lạc mãi với HQ16 và HQ10 không được. Thật ra ngay từ loạt đạn đầu tiên HQ10 đã bị loại khỏi vòng chiến vì HQ10 nhỏ, cũ kỹ các khẩu đại bác xoay trở bằng tay nên bị trúng liền 2 quả 100 ly từ tàu địch.Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trinh sát giám lộ Vương Thương, báo cáo HQ10 đã bị trúng đạn. Hạm trưởng Thà đứt đầu, Hạm phó Trí trọng thương ngay bụng, sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương. Riêng Vương Thương bị mảnh đạn cắt ngang mông trái, máu ra nhiều nhưng vẫn còn tỉnh táo, báo tình hình về soái hạm HQ5. Anh cùng 21 quân nhân xuống được bè cứu sinh và sau 2 ngày đêm được một thương thuyền Hà Lan cứu đưa về Đà Nẵng. Nhưng Vương Thương đã chết trên bè vì máu ra quá nhiều. Anh ra đi trước ngày tổ chức làm đám cưới. Lẻ ra anh đã được về phép cưới vợ. Giấy phép đã cầm trên tay, nhưng hạm trưởng Ngụy Văn Thà động viên anh ở lại, vì anh đã quá rành vùng quần đảo Hoàng Sa. Anh đã theo tàu ra Hoàng Sa như ăn cơm bữa, hải đảo xa xôi nào cũng lưu dấu bước chân anh. Nay vì tổ quốc, anh đã thanh thản ra đi, bỏ lại người vợ chưa cưới nơi cố đô Huế.
HQ4 và HQ5 quay đầu về hướng Nam. Sau đó 1 giờ không còn thấy HQ5 ở đâu. HQ5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục, nên rớt lại đâu đó. Trên biển HQ4 lẻ loi một mình. Hạm trưởng San vẻ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.
Bây giờ tôi mới rời được đài chỉ huy. Trên hành lang xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đã chứng kiến một sự kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng... mấy ngày liền không có thời gian thu dọn. Hơn 130 thủy thủ đoàn bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương thực khô. Các binh sĩ Biệt Hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang phòng ăn. Trong phòng y tế, các binh sĩ người nhái bị thương cũng nằm la liệt. Một binh sĩ bị đạn bắn thủng cằm từ trái qua phải, mặt sưng vù. Anh ngồi bất động, máu không còn chảy ra nữa, nhưng khóe miệng những vệt máu lẫn nước bọt vẫn rỉ ra. HS Danh nằm thoi thóp trên băng ca, ngực anh đầy bông băng nhuốm máu. Tôi rờ lên trán anh nóng hổi, hỏi anh có khỏe không? Anh mở mắt rồi gật đầu, nhưng lịm dần, rồi chết.
Khoảng 16 giờ 30 tôi đang trong giấc ngủ sâu vì đã mấy hôm không chợp mắt, thì còi tập họp vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo: "Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo". Nhìn sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động, không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử này. Thế rồi, giữa khỏanh khắc yên lặng kỳ lạ và căng thẳng đó, một câu nói được thốt ra, tôi còn nhớ mãi: "Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn..."
Tuy nhiên, việc sử dụng Người Nhái trong trận hải chiến nầy về sau đã được cựu Chỉ Huy Trưởng Biệt Hải Ðà Nẵng đặt lại vấn đề như sau:
“Thứ nhất, Người Nhái có nhiệm vụ yễm trợ bằng cách dọn an ninh thủy trình và dọn bãi đổ bộ an toàn cho Lực Lượng đổ bộ, nhưng Người Nhái không đổ bộ, bởi vì Người Nhái không đánh trận địa chiến, không được tổ chức, huấn luyện và trang bị để đánh trận địa chiến. Vì vậy việc sử dụng Người Nhái như một Lực Lượng đổ bộ là một sai lầm tai hại và phung phí một cách vô ích thành phần ưu tú của quân chủng.
Thứ nhì, Người Nhái được lệnh dàn hàng ngang và đổ bộ giữa ban ngày: điều này hoàn toàn trái ngược với kỹ thuật tác chiến của Người Nhái. Người Nhái dùng một toán nhỏ từ 3 tới 5, 7 người len lỏi vào lòng địch, ban đêm để thi hành những công tác như đột kích, phá hoại, bắt tù binh, giải thoát tù binh, thu thập tin tức tình báo tác chiến v.v… và được trang bị nhẹ để di chuyển nhanh nhẹn. Nếu trong đêm 18 rạng 19-1-1974, Người Nhái được sử dụng đột nhập đảo để thám sát, bắt tù binh, phá hoại hay đột kích lực lượng trú phòng của địch trên đảo thì hay biết mấy?
Thứ ba, Người Nhái có lệnh không được khai hỏa trước. Điều này giống như gởi Người Nhái vào ổ phục kích của địch, chỉ được bắn trả sau khi địch bắn trước. "Tiên hạ thủ vi cường", chỉ cần vài giây đồng hồ khai hỏa trước là có thể giải quyết chiến trường đem thắng lợi về cho phe bắn trước. Vì vậy phục kích rất lợi hại bởi vì những người phục kích được khai hỏa trước để nắm chắc phần thắng về mình.
Sau cùng, Người Nhái được hứa sẽ được yễm trợ hỏa lực tối đa khi chạm địch, nhưng khi bị "phục kích", Người Nhái không nhận được bất cứ một yễm trợ hỏa lực nào như đã hứa
Ðào tạo một Người Nhái thật tốn kém và công phu. Cái khó nhứt không phải là tốn kém, mà là tìm được người có đủ khả năng qua được khóa huấn luyện Người Nhái hết sức cam go. Bằng chứng là kết qua của những khóa huấn luyện Người Nhái đã qua cho thấy chưa tới 10% khóa sinh trở thành Người Nhái. Sử dụng Người Nhái một cách bừa bãi và sai lầm như vậy thật sự uổng công huấn luyện và đào tạo Người Nhái và phí phạm một cách vô ích thành phần ưu tú của Quân Chủng. Sử dụng Người Nhái đổ bộ ban ngày thì không khác gì đem con bỏ chợ, chỉ để làm bia cho địch thực tập tác xạ. Sử dụng Người Nhái như những con thiêu thân, không có một giá trị gì. Xong rồi rút ra không thèm đổ bộ nữa. Là một chiến sĩ QLVNCH, Người Nhái nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu cho sự sống còn của tổ quốc, nhưng bị sử dụng một cách bừa bãi, cẩu thả, sai lầm và vô trách nhiệm, Người Nhái cũng cảm thấy tủi thân".
Sau tháng Tư Đen 1975, thân phận của các Biệt Kích Người Nhái vô cùng thương tâm. Có một thông tin trong bài “Liên Đoàn Người Nhái” của tác giả Lê Quân viết ở câu kết luận rằng “Sau khi chấm dứt chiến cuộc chỉ còn độ 40% Người Nhái còn sống sót. Trong số nầy một phần ba được di tản qua Hoa Kỳ. Số còn lại hiện đang được Việt cộng khai thác bằng cách bắt họ làm huấn luyện viên cho các khóa Người Nhái đang được tổ chức tại Việt Nam”. Đây là một chi tiết đau lòng, chúng tôi chưa có cơ hội kiểm chứng, chỉ xin trích thuật với sự dè dặt thường lệ.
Chiến tích anh hùng trong bóng tối âm thầm của Biệt Hải VNCH không thể kể hết trong một bài phóng sự giới hạn và vội vàng, chúng tôi chỉ xin nhặt nhạnh để thêm một lần vinh danh những người con dấu yêu của tổ quốc, nhân câu chuyện ba tay súng người nhái Hoa Kỳ làm thế giới sững sốt bàng hoàng về kỳ tích giải thoát thuyền trưởng Richard Phillips. Người Nhái Quân Lực VNCH đã tài ba không kém, gan dạ có thừa. Ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc chiến, những chiến sĩ Biệt Hải cũng luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm, xem cái chết nhẹ như lông hồng, chiến đấu can trường trong mọi tình huống gian nguy và khó khăn. Cuộc chiến đấu chống Cộng sản tuy đã chấm dứt vào tháng 4-1975, nhưng nghĩa khí không phai mờ và thôi nung nấu trong trong tâm can của những người lính với bộ bà ba đen mộc mạc đơn sơ – thứ “da ngựa” đã gói bọc hình hài của biết bao anh hùng đã âm thầm đi vào lòng đất hay chìm sâu lòng đại dương muôn thủa, cho trọn vẹn lời thề “trung với nước, hiếu với dân”.
NgyThanh
No comments:
Post a Comment