Chuyến giải cứu tù binh đầu tiên (Bright Light) do SOG thực hiện trong năm 1966, sau khi hai tiểu đoàn Việt Cộng tiêu diệt cả trung đội do Huckleberry và Charlie Vessels chỉ huy. Sau nhiều phi vụ tập kích không thành công, chỉ huy trưởng SOG là Đại tá Jack Singlaub nhận thấy rằng có dấu hiệu cho thấy tù binh Mỹ đã được di chuyển đến nơi khác, chừng vài giờ trước khi các biệt kích tấn công. Những sĩ quan tham mưu của SOG đặt ra nhiều câu hỏi cần lời giải đáp. Thiếu tá Ed Rybat, chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tiền phương 1 (FOB 1) cũng băn khoăn: “Hình như đối phương biết mình trên đường đến mục tiêu”.
Bước sang năm 1969, tình hình trở nên nghiêm trọng. Đại tá Steve Cavanaugh lên thay Jack Singlaub làm chỉ huy trường SOG, luôn quan tâm đến vấn đề an ninh nội bộ. Ông ta đến thăm các căn cứ hành quân tiền phương, hỏi thăm các toán trưởng biệt kích và đem theo toán an ninh lục quân Mỹ là Đại đội 101 kiểm thính để theo dõi tất cả các cuộc điện đàm trong các đơn vị SOG. Trong khi đó, các toán biệt kích xâm nhập đều biết rằng, đối phương cũng dò tần số liên lạc của họ để “thịt” các toán biệt kích xâm nhập. SOG phải tìm giải pháp xâm nhập khác để bảo vệ các toán biệt kích. Xâm nhập ban đêm, không sợ đối phương phát giác, nhưng các phi cơ trực thăng không được an toàn khi xuống bãi đáp trong màn đêm. Chỉ còn cách là nhảy dù xuống mục tiêu, xâm nhập vào lúc ban đêm. Khi trưởng toán biệt kích Auger là Frank Oppel yêu cầu được phép nhảy dù xuống khu vực Lưỡi Câu trên đất Campuchia trong tháng 12/1969, Bộ chỉ huy SOG chấp thuận ngay. Chỉ có một trở ngại nhỏ, khi Oppel báo tin vui cho các thành viên, anh toán phó “lạnh chân” không chịu đi, phải tìm người khác thay thế, đó là Bob Graham mà sau này rất nổi tiếng ở Sở chỉ huy tiền phương Nam (CCS). Toán Auger gồm hai biệt kích quân Mỹ là Oppel, Graham cùng với ba biệt kích quân Nùng, bắt đầu tập nhảy dù từ trực thăng xuống, do phi công Green Hornet lái. Sau một tuần lễ thực tập nhảy dù đêm, đúng bốn giờ sáng ngày 23/12/1969, toán biệt kích Auger nhảy dù xuống, xâm nhập khu vực Lưỡi Câu trên lãnh thổ Campuchia. Họ xuống tới đất, nhanh chóng tập hợp. Tuy nhiên, có một biệt kích nùng bị trật chân, nên sáng hôm sau trực thăng phải vào bốc toán biệt kích đem về. | ||||
SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm: Trung sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, cùng các thành viên là Trung sĩ James J.D. Bath, Trung sĩ Jesse Campbell và Madison Strohlein. Trong số các thành viên của toán, người có nhiều kinh nghiệm nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler, người đã được thưởng Huy chương Danh dự, và đây là phi vụ thứ hai của anh ta tại Việt Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) và trại Long Thành (Biên Hòa).
Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22/6/1971, toán HALO quyết định xâm nhập cho kỳ được binh trạm này của Quân Bắc Việt. Khi trực thăng chở toán HALO đến vị trí mục tiêu, Bath nhảy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Vào thời điểm đó, trời đang đổ mưa, những biệt kích quân bị lạc mỗi người một nơi. Waugh trông thấy đoàn xe quân sự của đối phương mở đèn gầm di chuyển, cách vị trí của toán khoảng 5 dặm về hướng bắc. Bath không nhìn thấy mặt đất, nên rơi trúng một cành cây lớn, khiến anh ta bị thương ở lưng và chân, vừa chảy máu miệng, nằm bất tỉnh.
Strohlein cũng rơi vào cây, bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống đất được. Riêng Bath di chuyển không được, đành chuẩn bị vị trí phòng thủ, đặt mìn claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tần số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC-Máy bay trinh sát bao vùng), anh ta biết được, Campbell đang bị đối phương săn đuổi. Toán biệt kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước, nhưng anh ta trả lời hãy lo cho Strohlein trước vì anh ta bị thương nặng hơn.
Do bị vướng ở trên cây, rừng quá rậm rạp, trời lại nhiều mây nên trực thăng khó xác định chính xác vị trí của Strohlein. Hết cách, Strohlein đành thả trái khói màu để đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy tín hiệu. Ngược lại, Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói màu, phát hiện được vị trí của toán biệt kích, nên đến bao vây. Strohlein báo cho trực thăng biết rằng đã trông thấy đối phương.
Trời mỗi lúc một nhiều mây. Phải khó khăn lắm trực thăng mới bốc được Campbell và Waugh đem về. Đến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh phải nhảy xuống buộc Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên, trong khi đó tại dãy núi nơi Strohlein bị kẹt mây vẫn bao phủ.
Ngày hôm sau, SOG đưa một trung đội tiếp ứng Hatchet Force đi tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy. Tấm bản đồ của Strohlein rơi trên mặt đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin tức gì về Strohlein.
Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho các toán biệt kích của SOG. Tổn thất ngày một cao. Cả ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Force đều thua thảm ngay tại bãi đáp. Trong cuộc hành quân Crimson Tide, cả trung đội ứng cứu đều bị tiêu diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công là binh trạm xây dựng và tuyến đường mòn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, SOG tấn công vào căn cứ Trung ương cục miền Nam (R), thì Jerry “Mad dog” Shriver bị mất tích.
Toán HALO thứ tư do Đại úy Jim Storter làm trưởng toán, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Newman Ruff, Trung sĩ Miller Moye và Trung sĩ Jim Bentley, được giao nhiệm vụ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, ở tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trở ngại khi đáp đất. Họ tiến hành lục soát mục tiêu bốn ngày, rồi rút quân.
Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO, do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện. Toán trưởng là Trung sĩ nhất Dick Gross, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Mark Gentry, Bob Mc Nair, Trung sĩ Howard Sugar và Thượng sĩ Charles Behler. Toán này thám thính khu vực thung lũng Ia Drang, cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên lãnh thổ Campuchia.
Theo tài liệu “SOS”, by John L. Plaster, Simon & Schuster, 1997.
Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Đà Nẵng 60 dặm về hướng tây nam (trên đất Lào). Đó là vị trí mà hai toán biệt kích của Sở chỉ huy Bắc (CCN) trước đây đã từng xâm nhập. Nhưng một toán chỉ mới đáp đất khoảng 45 phút, đã phải rút quân. Toán thứ hai chạm trán với đối phương ngay tại khu vực bãi đáp, phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Lần này không ảnh cho thấy binh trạm của Quân Bắc Việt có nhiều bếp và đối phương quân trồng trọt nhiều hoa màu.
Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22/6/1971, toán HALO quyết định xâm nhập cho kỳ được binh trạm này của Quân Bắc Việt. Khi trực thăng chở toán HALO đến vị trí mục tiêu, Bath nhảy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Vào thời điểm đó, trời đang đổ mưa, những biệt kích quân bị lạc mỗi người một nơi. Waugh trông thấy đoàn xe quân sự của đối phương mở đèn gầm di chuyển, cách vị trí của toán khoảng 5 dặm về hướng bắc. Bath không nhìn thấy mặt đất, nên rơi trúng một cành cây lớn, khiến anh ta bị thương ở lưng và chân, vừa chảy máu miệng, nằm bất tỉnh.
Strohlein cũng rơi vào cây, bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống đất được. Riêng Bath di chuyển không được, đành chuẩn bị vị trí phòng thủ, đặt mìn claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tần số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC-Máy bay trinh sát bao vùng), anh ta biết được, Campbell đang bị đối phương săn đuổi. Toán biệt kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước, nhưng anh ta trả lời hãy lo cho Strohlein trước vì anh ta bị thương nặng hơn.
Do bị vướng ở trên cây, rừng quá rậm rạp, trời lại nhiều mây nên trực thăng khó xác định chính xác vị trí của Strohlein. Hết cách, Strohlein đành thả trái khói màu để đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy tín hiệu. Ngược lại, Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói màu, phát hiện được vị trí của toán biệt kích, nên đến bao vây. Strohlein báo cho trực thăng biết rằng đã trông thấy đối phương.
Trời mỗi lúc một nhiều mây. Phải khó khăn lắm trực thăng mới bốc được Campbell và Waugh đem về. Đến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh phải nhảy xuống buộc Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên, trong khi đó tại dãy núi nơi Strohlein bị kẹt mây vẫn bao phủ.
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy trong quân y viện ở Đà Nẵng, người đầu tiên Bath nhận ra là Billy Waugh. Anh ta hỏi Bath: “Strohlein nằm ở đâu?”. Trưởng toán biệt kích HALO trả lời: “Tôi không đem Strohlein về được, tụi nó...”.
Ngày hôm sau, SOG đưa một trung đội tiếp ứng Hatchet Force đi tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy. Tấm bản đồ của Strohlein rơi trên mặt đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin tức gì về Strohlein.
Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho các toán biệt kích của SOG. Tổn thất ngày một cao. Cả ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Force đều thua thảm ngay tại bãi đáp. Trong cuộc hành quân Crimson Tide, cả trung đội ứng cứu đều bị tiêu diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công là binh trạm xây dựng và tuyến đường mòn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, SOG tấn công vào căn cứ Trung ương cục miền Nam (R), thì Jerry “Mad dog” Shriver bị mất tích.
Toán HALO thứ tư do Đại úy Jim Storter làm trưởng toán, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Newman Ruff, Trung sĩ Miller Moye và Trung sĩ Jim Bentley, được giao nhiệm vụ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, ở tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trở ngại khi đáp đất. Họ tiến hành lục soát mục tiêu bốn ngày, rồi rút quân.
Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO, do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện. Toán trưởng là Trung sĩ nhất Dick Gross, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Mark Gentry, Bob Mc Nair, Trung sĩ Howard Sugar và Thượng sĩ Charles Behler. Toán này thám thính khu vực thung lũng Ia Drang, cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên lãnh thổ Campuchia.
Theo tài liệu “SOS”, by John L. Plaster, Simon & Schuster, 1997.
Lần cuối cùng thực tập, toán biệt kích nhảy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn cứ, sẵn sàng lên đường. Toán Florida có nhiệm vụ gắn máy nghe trộm điện thoại của Quân đội Bắc Việt ở Lào, trên con đường đối phương mới xây dựng, nằm về phía tây căn cứ Chu Lai. Mục tiêu này gần mục tiêu mà toán Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965, trong cuộc hành quân Shining Brass. SOG phỏng đoán Quân Bắc Việt có khoảng một sư đoàn chính quy, với 10.000 quân, đóng trong khu vực hoạt động của toán Florida. Đơn vị Mỹ gần nhất cách họ 50 dặm, đó là căn cứ hỏa lực do Sư đoàn 101 Dù của Mỹ đóng quân. Khoảng quá nửa đêm ngày 28/11/1970, toán biệt kích Florida tập hợp trong căn cứ Long Thành, rồi lên chiếc Balckbird, bay trên cao độ 18.000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 70 giây và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1.500 bộ (457,5m). Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp 2 người một nắm tay nhau nhảy ra. Đại tá Pinkerton nhận xét: “Họ phải có nhiều can đảm mới dám làm chuyện này, nhảy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện gì đang chờ họ ở dưới”. Toán biệt kích bị phân tán thành từng cặp gồm: Sĩ quan Lôi Hổ Việt Nam và một biệt kích Thượng; toán trưởng Newman cùng với một người Thượng; Sammy Hernandez và Mel Hill. Mỗi cặp đáp xuống một nơi. May mắn không ai bị thương. Đến sáng, máy bay quan sát Covey lên bao vùng cho toán biệt kích ở dưới biết, đêm qua họ đã bị thả sai vị trí, cách mục tiêu 6 dặm. Nơi họ xuống không được đánh dấu trên bản đồ hành quân mà toán biệt kích đem theo. Tuy thế, toán biệt kích Florida vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Toán Florida chia thành bốn cặp, hoạt động độc lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một cặp bị lộ, nếu yêu cầu rút quân, có thể gây nguy hiểm cho những cặp còn lại. Hernandez tìm một chỗ đặt máy nghe trộm, anh ta lần mò về nơi phát ra tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng có tiếng súng nổ phía bên trái, rồi bên phải. Đối phương bắn pháo hiệu? Họ đã tìm ra dấu vết của toán? Nhưng không. Mấy binh sĩ Bắc Việt đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ tìm ra dấu chân của Hernandez, thì kể như “rồi đời”. Đến ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt mang súng AK, vừa đi vừa nói chuyện. Như vậy chứng tỏ đối phương không biết có toán biệt kích HALO xâm nhập. Đến ngày thứ tư, tất cá các cặp biệt kích bất đắc dĩ đều trông thấy đối phương. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa tìm thấy đường dây điện thoại của đối phương để đặt máy nghe trộm. Bộ chỉ huy SOG quyết định đưa toán biệt kích về. Chiếc trực thăng Jolly Green CH53 từ Thái Lan sang bốc toán Florida tại bốn bãi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên, vì rừng quá rậm rạp. Tháng 4/1971, nhà báo Jack Anderson đã viết một bài về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washington Post. Để giữ bí mật, các chuyến xâm nhập Lào trong cuộc hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù Dung. Đầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Đại úy Larry Manes làm trưởng toán và đã thực hiện hai chuyến xâm nhập trong lãnh thổ Việt Nam. Thăng tiến từ hàng ngũ hạ sĩ quan lên đến chức đại đội trưởng thám báo của Sở chỉ huy bắc (CCN), Larry Manes chọn ba thành viên của toán là Noel Gast, Trung sĩ Robert Castillo và John Spider Trantanella. Toán thám báo này 100% là biệt kích Mỹ. Ngày 7/5/1971, toán HLO nhảy dù cánh dơi xuống khu vực nằm giữa thung lũng A Shau và Khe Sanh. Quân đội Bắc Việt đang làm thêm đường mới, nối đường 921 từ Lào (tây Trường Sơn) với đông Trường Sơn ở Nam Việt Nam. Toán biệt kích HALO trong lúc đáp xuống thì bất ngờ một quả mìn muỗi trong ba lô của Gast do áp suất thay đổi nên phát nổ, khiến anh ta bị thương nặng ở lưng khi đáp đất. Trantanella cũng bị thương gãy chân. Sáng hôm sau trực thăng phải đến để đưa hai thương binh về. Năm hôm sau, hai người còn lại phải rút nốt. Gio Linh, 2/4/1967 SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm: Trung sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, cùng các thành viên là Trung sĩ James J.D. Bath, Trung sĩ Jesse Campbell và Madison Strohlein. Trong số các thành viên của toán, người có nhiều kinh nghiệm nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler, người đã được thưởng Huy chương Danh dự, và đây là phi vụ thứ hai của anh ta tại Việt Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) và trại Long Thành (Biên Hòa). Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Đà Nẵng 60 dặm về hướng tây nam (trên đất Lào). Đó là vị trí mà hai toán biệt kích của Sở chỉ huy Bắc (CCN) trước đây đã từng xâm nhập. Nhưng một toán chỉ mới đáp đất khoảng 45 phút, đã phải rút quân. Toán thứ hai chạm trán với đối phương ngay tại khu vực bãi đáp, phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Lần này không ảnh cho thấy binh trạm của Quân Bắc Việt có nhiều bếp và đối phương quân trồng trọt nhiều hoa màu. Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22/6/1971, toán HALO quyết định xâm nhập cho kỳ được binh trạm này của Quân Bắc Việt. Khi trực thăng chở toán HALO đến vị trí mục tiêu, Bath nhảy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Vào thời điểm đó, trời đang đổ mưa, những biệt kích quân bị lạc mỗi người một nơi. Waugh trông thấy đoàn xe quân sự của đối phương mở đèn gầm di chuyển, cách vị trí của toán khoảng 5 dặm về hướng bắc. Bath không nhìn thấy mặt đất, nên rơi trúng một cành cây lớn, khiến anh ta bị thương ở lưng và chân, vừa chảy máu miệng, nằm bất tỉnh. Strohlein cũng rơi vào cây, bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống đất được. Riêng Bath di chuyển không được, đành chuẩn bị vị trí phòng thủ, đặt mìn claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tần số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC-Máy bay trinh sát bao vùng), anh ta biết được, Campbell đang bị đối phương săn đuổi. Toán biệt kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước, nhưng anh ta trả lời hãy lo cho Strohlein trước vì anh ta bị thương nặng hơn. Do bị vướng ở trên cây, rừng quá rậm rạp, trời lại nhiều mây nên trực thăng khó xác định chính xác vị trí của Strohlein. Hết cách, Strohlein đành thả trái khói màu để đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy tín hiệu. Ngược lại, Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói màu, phát hiện được vị trí của toán biệt kích, nên đến bao vây. Strohlein báo cho trực thăng biết rằng đã trông thấy đối phương. Trời mỗi lúc một nhiều mây. Phải khó khăn lắm trực thăng mới bốc được Campbell và Waugh đem về. Đến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh phải nhảy xuống buộc Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên, trong khi đó tại dãy núi nơi Strohlein bị kẹt mây vẫn bao phủ. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy trong quân y viện ở Đà Nẵng, người đầu tiên Bath nhận ra là Billy Waugh. Anh ta hỏi Bath: “Strohlein nằm ở đâu?”. Trưởng toán biệt kích HALO trả lời: “Tôi không đem Strohlein về được, tụi nó...”. Ngày hôm sau, SOG đưa một trung đội tiếp ứng Hatchet Force đi tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy. Tấm bản đồ của Strohlein rơi trên mặt đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin tức gì về Strohlein. Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho các toán biệt kích của SOG. Tổn thất ngày một cao. Cả ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Force đều thua thảm ngay tại bãi đáp. Trong cuộc hành quân Crimson Tide, cả trung đội ứng cứu đều bị tiêu diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công là binh trạm xây dựng và quản lý tuyến đường mòn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, SOG tập kích vào căn cứ Trung ương cục miền Nam (R), thì Jerry “Mad dog” Shriver bị mất tích. Toán HALO thứ tư do Đại úy Jim Storter làm trưởng toán, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Newman Ruff, Trung sĩ Miller Moye và Trung sĩ Jim Bentley, được giao nhiệm vụ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, ở tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trở ngại khi đáp đất. Họ tiến hành lục soát mục tiêu bốn ngày, rồi rút quân. Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO, do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện. Toán trưởng là Trung sĩ nhất Dick Gross, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Mark Gentry, Bob Mc Nair, Trung sĩ Howard Sugar và Thượng sĩ Charles Behler. Toán này thám thính khu vực thung lũng Ia Drang, cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên lãnh thổ Campuchia. Theo tài liệu “SOS”, by John L. Plaster, Simon & Schuster, 1997. | ||||
No comments:
Post a Comment