Chúng tôi gồm 2 chiếc Trực-thăng thuộc Phi-đoàn 253 được biệt phái cho Bộ Tư-lệnh Tiền-phương Quân-đoàn I nằm tại căn cứ Mang-cá trong thành nội Huế.
Suốt mấy ngày mất ăn mất ngủ vì bị pháo kích liên tục, cuối cùng chúng tôi được lệnh phải dời biệt đội ra cửa Thuận-An để tránh pháo-kích nhưng vẫn bị pháo. Mỗi lần nghe tiếng pháo chúng tôi phải chạy ra phi-cơ cất cánh vừa để tránh đạn, vừa bay tìm ổ pháo địch. Một hôm mấy anh TQLC bắt được 2 tên VC đề-lô đang điều chỉnh pháo, đem ra trói tay bịt mắt, bắt quỳ bên nhau và hù dọa, nếu không khai sẽ bắn bỏ, dứt lời bắn mấy phát xuống đát bên cạnh làm chúng tè ra ướt cả quần.
Chiến sự vùng địa đầu hỏa tuyến lúc nầy đã trở nên sôi bỏng hơn bao giờ hết, có lúc tôi phải bay đi dọn nhà cho Tr/tướng tư lệnh Lâm-quang-Thi về Đà-nẵng, hỏi ra thì được ông cho biết là cứ yên chí, mình sẽ nằm trong "vùng trái độn giữa hai miền Nam-Bắc".Chúng tôi chịu trận mãi đến ngày 24 tháng 3 năm1975, lúc trời gần tối thì chiếc Chinook của Tr/tá Mai đáp khẩn cấp xuống phi đạo ban lịnh: „Tất cả đều di tản về Đà-nẵng trừ hai chiếc Trực-thăng phải dời qua bãi đáp Hải-Quân để tránh pháo kích và chờ chở Bộ-chỉ-huy về sau“.
Tình trạng hỗn loạn tạị phi đạo đã diễn ra, nhiều binh lính đủ sắc phục ồ-ạt chạy dồn lên phi cơ của tôi, có cả xe Honda, hối thúc cất cánh bay về Đà-nẵng. Tôi cố hết lời phân trần là đươc lịnh chỉ dời sang bãi đáp an toàn, nhưng tất cả đều không nghe và có một người chĩa mũi súng trường vào đầu bắt tôi phải cất cánh bay về Đà-nẵng.
Trên đường bay về trong đêm tối, tôi gọi báo tình trạng bị uy hiếp với đài kiểm-báo và phòng Hành-quân-chiến-cuộc Không Đoàn 51 Chiến thuật. Chúng tôi bay về tới phi-trường nhưng chưa được lệnh đáp, phải bay nhiều vòng chờ đến khi đèn đỏ báo hiệu sắp hết xăng tôi xin lệnh đáp khẩn-cấp thì đài kiểm báo chỉ cho đáp ngoài vòng đai, tuyệt đối không được vào đáp trong phi-đaọ vì cho là chúng tôi bị" Không-tặc". Trong đêm tối, chúng tôi phải lên xuống nhiều lần tránh dây điện mới đặt được phi-cơ xuống đất, chưa kịp tắt máy thì thấy đèn pha từ các nơi chiếu sáng và rất nhiều Quân-cảnh ùa vào bắt trói tất cả đưa lên xe. Riêng tôi và Đ/úy Học được chở về trình-diện Đ/tá Phước KĐT. Chúng tôi bị khiển-trách khá nặng-nề, lúc ấy tôi rất bất mãn và tỏ thái-độ bất kính với vị KĐT mà lâu nay giữa tôi và ông đã từng tín nhiệm nhau và đã đảm trách biết bao phi-vụ nguy-hiểm nhất. Cũng may là có T/tá Phố Phi- đoàn-trưởng bên cạnh, ngỏ lời an-ủi: "Thôi đừng buồn, sau nầy sẽ biết".
Tôi theo ông về phi-đoàn nhưng lòng vẫn còn uất ức không muốn về nhà, nằm lại phòng ngủ phi-đoàn. Quá nửa đêm tôi thấy Đ/úy Tứ, Phi hành đoàn đang bay cho Tướng Điềm SĐ I bộ-binh đến gặp tôi với bộ mặt đưa đám kể lại anh ta đã bị thất lạc ông Tướng, chắc là gặp chuyện chẳng lành? Co-pilot, cơ-phi, xạ-thủ đều không thấy đâu cả, không khéo sẽ ở tù cả đám.Tôi đang buồn và đề nghị sáng mai tao sẽ bay với mầy ra tìm mấy chiếc Jeep có cần câu antenes liên-lạc may ra tìm được ông ấy.
Sáng sớm ngày 25-3-1975, chúng tôi bay ra dọc theo bờ biển, thấy lính từ Huế di chuyển về đen cả vùng cát trắng. Chúng tôi gọi máy liên tục và bay quần trên không nhưng chẳng thấy được xe cần câu nào cả. Bay sâu trở ra đến thành phố Huế thì bị hỏa lực địch bắn lên, lại còn phải né tránh những vùng hai bên đang đụng nhau, đạn khói mù trời. Cuối cùng chúng tôi phải bay về và lên đáp trên đài kiểm báo Sơn-chà nhờ liên-lạc.
Được biết ông Tướng đã nhờ mấy ông Đại-tá thuê gọ đưa lên được chiếc tàu Hải Quân số 10 đang chạy về Tiên-Sa, chúng tôi đến đón ông bay về Quân-đoàn, chờ độ nửa tiếng thì ông cùng 2 ông Tá trở ra vừa gặm bánh mì vừa hối hả bảo tôi bay trở lên đàì kiểm-báo bốc thêm 2 ông Tá khác, dự định bay ra liên-lạc hướng dẫn cho tàu vào Đầm-Cầu-Hai, giúp chuyển rất nhiều binh lính bị kẹt không qua Đầm Cầu-Hai được. Tôi phải bay sát bãi cát để ông Tướng vừa cho binh lính thấy mặt vừa khoát tay liên tục chỉ hướng về Đà Nẵng. Bất thình-lình tôi thấy hai tên vừa bỏ chạy vô lùm vừa quay lại bắn một tràng AK trúng tàu bể nát cả bầu kính trước mặt, gió lùa ào ào, đèn đỏ bình xăng báo hiệu bị thủng mùi hơi xăng nồng-nặc, chân tôi bị thương máu bay lên tung-tóe. Tôi vội quẹo phải bay sát mặt biển hướng về chiếc tàu tôi thoáng thấy được ngoài khơi. Tôi và Tứ vừa bay vừa thay phiên nhau cởi giày, báo cho mọi người cùng tháo giày chuẩn bị lội vì máy bay có thể rơi xuống biển bất cứ lúc nào vì bình xăng đã bị bắn thủng.
Tôi gọi báo tình trạng khẩn cấp về đài kiểm-báo và cũng rất may là Tr/úy Giác thuộc PHĐ bay cho Tướng Bùi Thế Lân Sư-đoàn TQLC nghe được trên tần số lúc anh đang bay tiếp tế cho TQLC tại cửa Thuận-An, tôi cho biết tọa-độ và nhờ anh khi nào nhìn thấy thì báo, tôi sẽ bay trở vào đáp khuất sâu trong mấy hàng dương, anh sẽ đáp theo vì nếu đáp phía ngoài binh lính sẽ đeo tàu khó mà cất cánh được. Nhờ Trời chúng tôi đã vượt qua được từng giây tử thần đưa được con tàu đến nơi an toàn, phi cơ vừa đáp thì thấy chiếc trực thăng của bạn Giác đã đáp ngay phía sau. Khóa vội tần-số liên lạc, chúng tôi cùng nhau chạy ùa lên phi-cơ của Giác cất cánh bay về Đà-Nẵng, bỏ lại chiếc phi-cơ của Tướng Điềm có lẽ cũng sắp tắt máy vì hết xăng. Tôi chỉ bị thương nhẹ ở bắp đùi rách cả áo bay được đưa vào bịnh viện băng bó, hôm sau vào trực bay tiếp, nghe đâu sau đó tướng Điềm về làm Tư lệnh Quân-khu, đến ngày di-tản lại bị rớt máy bay trên đường chạy loạn.
Riêng tôi ở lại đến đêm 28-3-1975 thì nghe VC pháo kích vào phi-trường rất nhiều, sáng sớm 29-3 tôi và Tứ rủ nhau vào phi-trường thì được biết đêm qua hầu như tất cả phi cơ trực-thăng đều được bay đi gần hết, tôi tìm được một chiếc check lại đều OK nhưng không có bình battery. Sau tìm được bình lắp vào, quay máy định cất cánh lại bị số người quá đông không lên phi-cơ hết được, số còn lại dưới đất gần 20 người, họ lại bắn bể cả cánh quạt. Tôi tắt máy và thuyết phục tất cả ra sân vận-động tôi sẽ cố bay qua phi trường Non-Nước tìm nhờ mấy chiếc khác bay về rước sau. Tất cả xuống tàu nhưng khi tôi mở máy lại thì tất cả đều nhảy lên tàu trở lại tình trạng cũ, tôi đành tắt máy rời phi-trường cùng Tứ chạy xe qua Non-Nước. nhìn thấy mấy chiếc hạm ngoài khơi, tôi cởi áo bay định lội ra tàu nhưng vì quá xa đuối sức phải bơi vào bờ lại thì tìm chẳng ra chiếc Vespa của Tứ đã bị lấy mất!
Tôi chở Tứ chạy qua Tiên-Sa định tìm tàu di tản nhưng nửa đường gặp hai bên bắn nhau đạn bay tứ phía, tôi đành quay về nhà nằm chờ ngày trình diện vào tù.
Mãi gần 10 năm sau mới được đi tỵ-nạn chính-trị năm 1991 đến nay, âu cũng là số mạng!
KQ Phan-văn-Phúc
Suốt mấy ngày mất ăn mất ngủ vì bị pháo kích liên tục, cuối cùng chúng tôi được lệnh phải dời biệt đội ra cửa Thuận-An để tránh pháo-kích nhưng vẫn bị pháo. Mỗi lần nghe tiếng pháo chúng tôi phải chạy ra phi-cơ cất cánh vừa để tránh đạn, vừa bay tìm ổ pháo địch. Một hôm mấy anh TQLC bắt được 2 tên VC đề-lô đang điều chỉnh pháo, đem ra trói tay bịt mắt, bắt quỳ bên nhau và hù dọa, nếu không khai sẽ bắn bỏ, dứt lời bắn mấy phát xuống đát bên cạnh làm chúng tè ra ướt cả quần.
Chiến sự vùng địa đầu hỏa tuyến lúc nầy đã trở nên sôi bỏng hơn bao giờ hết, có lúc tôi phải bay đi dọn nhà cho Tr/tướng tư lệnh Lâm-quang-Thi về Đà-nẵng, hỏi ra thì được ông cho biết là cứ yên chí, mình sẽ nằm trong "vùng trái độn giữa hai miền Nam-Bắc".Chúng tôi chịu trận mãi đến ngày 24 tháng 3 năm1975, lúc trời gần tối thì chiếc Chinook của Tr/tá Mai đáp khẩn cấp xuống phi đạo ban lịnh: „Tất cả đều di tản về Đà-nẵng trừ hai chiếc Trực-thăng phải dời qua bãi đáp Hải-Quân để tránh pháo kích và chờ chở Bộ-chỉ-huy về sau“.
Trên đường bay về trong đêm tối, tôi gọi báo tình trạng bị uy hiếp với đài kiểm-báo và phòng Hành-quân-chiến-cuộc Không Đoàn 51 Chiến thuật. Chúng tôi bay về tới phi-trường nhưng chưa được lệnh đáp, phải bay nhiều vòng chờ đến khi đèn đỏ báo hiệu sắp hết xăng tôi xin lệnh đáp khẩn-cấp thì đài kiểm báo chỉ cho đáp ngoài vòng đai, tuyệt đối không được vào đáp trong phi-đaọ vì cho là chúng tôi bị" Không-tặc". Trong đêm tối, chúng tôi phải lên xuống nhiều lần tránh dây điện mới đặt được phi-cơ xuống đất, chưa kịp tắt máy thì thấy đèn pha từ các nơi chiếu sáng và rất nhiều Quân-cảnh ùa vào bắt trói tất cả đưa lên xe. Riêng tôi và Đ/úy Học được chở về trình-diện Đ/tá Phước KĐT. Chúng tôi bị khiển-trách khá nặng-nề, lúc ấy tôi rất bất mãn và tỏ thái-độ bất kính với vị KĐT mà lâu nay giữa tôi và ông đã từng tín nhiệm nhau và đã đảm trách biết bao phi-vụ nguy-hiểm nhất. Cũng may là có T/tá Phố Phi- đoàn-trưởng bên cạnh, ngỏ lời an-ủi: "Thôi đừng buồn, sau nầy sẽ biết".
Tôi theo ông về phi-đoàn nhưng lòng vẫn còn uất ức không muốn về nhà, nằm lại phòng ngủ phi-đoàn. Quá nửa đêm tôi thấy Đ/úy Tứ, Phi hành đoàn đang bay cho Tướng Điềm SĐ I bộ-binh đến gặp tôi với bộ mặt đưa đám kể lại anh ta đã bị thất lạc ông Tướng, chắc là gặp chuyện chẳng lành? Co-pilot, cơ-phi, xạ-thủ đều không thấy đâu cả, không khéo sẽ ở tù cả đám.Tôi đang buồn và đề nghị sáng mai tao sẽ bay với mầy ra tìm mấy chiếc Jeep có cần câu antenes liên-lạc may ra tìm được ông ấy.
Sáng sớm ngày 25-3-1975, chúng tôi bay ra dọc theo bờ biển, thấy lính từ Huế di chuyển về đen cả vùng cát trắng. Chúng tôi gọi máy liên tục và bay quần trên không nhưng chẳng thấy được xe cần câu nào cả. Bay sâu trở ra đến thành phố Huế thì bị hỏa lực địch bắn lên, lại còn phải né tránh những vùng hai bên đang đụng nhau, đạn khói mù trời. Cuối cùng chúng tôi phải bay về và lên đáp trên đài kiểm báo Sơn-chà nhờ liên-lạc.
Tôi gọi báo tình trạng khẩn cấp về đài kiểm-báo và cũng rất may là Tr/úy Giác thuộc PHĐ bay cho Tướng Bùi Thế Lân Sư-đoàn TQLC nghe được trên tần số lúc anh đang bay tiếp tế cho TQLC tại cửa Thuận-An, tôi cho biết tọa-độ và nhờ anh khi nào nhìn thấy thì báo, tôi sẽ bay trở vào đáp khuất sâu trong mấy hàng dương, anh sẽ đáp theo vì nếu đáp phía ngoài binh lính sẽ đeo tàu khó mà cất cánh được. Nhờ Trời chúng tôi đã vượt qua được từng giây tử thần đưa được con tàu đến nơi an toàn, phi cơ vừa đáp thì thấy chiếc trực thăng của bạn Giác đã đáp ngay phía sau. Khóa vội tần-số liên lạc, chúng tôi cùng nhau chạy ùa lên phi-cơ của Giác cất cánh bay về Đà-Nẵng, bỏ lại chiếc phi-cơ của Tướng Điềm có lẽ cũng sắp tắt máy vì hết xăng. Tôi chỉ bị thương nhẹ ở bắp đùi rách cả áo bay được đưa vào bịnh viện băng bó, hôm sau vào trực bay tiếp, nghe đâu sau đó tướng Điềm về làm Tư lệnh Quân-khu, đến ngày di-tản lại bị rớt máy bay trên đường chạy loạn.
Riêng tôi ở lại đến đêm 28-3-1975 thì nghe VC pháo kích vào phi-trường rất nhiều, sáng sớm 29-3 tôi và Tứ rủ nhau vào phi-trường thì được biết đêm qua hầu như tất cả phi cơ trực-thăng đều được bay đi gần hết, tôi tìm được một chiếc check lại đều OK nhưng không có bình battery. Sau tìm được bình lắp vào, quay máy định cất cánh lại bị số người quá đông không lên phi-cơ hết được, số còn lại dưới đất gần 20 người, họ lại bắn bể cả cánh quạt. Tôi tắt máy và thuyết phục tất cả ra sân vận-động tôi sẽ cố bay qua phi trường Non-Nước tìm nhờ mấy chiếc khác bay về rước sau. Tất cả xuống tàu nhưng khi tôi mở máy lại thì tất cả đều nhảy lên tàu trở lại tình trạng cũ, tôi đành tắt máy rời phi-trường cùng Tứ chạy xe qua Non-Nước. nhìn thấy mấy chiếc hạm ngoài khơi, tôi cởi áo bay định lội ra tàu nhưng vì quá xa đuối sức phải bơi vào bờ lại thì tìm chẳng ra chiếc Vespa của Tứ đã bị lấy mất!
Tôi chở Tứ chạy qua Tiên-Sa định tìm tàu di tản nhưng nửa đường gặp hai bên bắn nhau đạn bay tứ phía, tôi đành quay về nhà nằm chờ ngày trình diện vào tù.
Mãi gần 10 năm sau mới được đi tỵ-nạn chính-trị năm 1991 đến nay, âu cũng là số mạng!
KQ Phan-văn-Phúc
No comments:
Post a Comment