Thursday, November 29, 2018

Today we honor SGT Edward C Ziobron , CCC, who was awarded the DSC for actions on November 29, 1970.

 SGT Edward C Ziobron , CCC 
CITATION:
The President of the United States of America, authorized by Act of Congress, July 9, 1918 (amended by act of July 25, 1963), takes pleasure in presenting the Distinguished Service Cross to Sergeant Edward C. Ziobron, United States Army, for extraordinary heroism in action in connection with military operations involving conflict with an armed hostile force in the Republic of Vietnam, while serving with Command and Control (Central), 5th Special Forces Group (Airborne), 1st Special Forces. Sergeant Ziobron distinguished himself while serving as squad leader of an American-Vietnamese exploitation force operating deep within enemy controlled territory. On the first day of the mission, Sergeant Ziobron's squad stopped for a security break when he detected enemy soldiers advancing towards their position. Reacting immediately he led his team in an assault against the enemy's defenses. Although seriously wounded by fragments from an impacting B-40 round, Sergeant Ziobron continued to advance upon the adversary by unleashing a steady concentration of automatic weapons fire. So devastating was his assault that the foe broke contact and fled in confusion. The following day no contact was made and the friendly element departed for a landing zone for medical evacuation of wounded personnel. Upon arrival his patrol again encountered enemy resistance. Firing light anti-tank weapons, Sergeant Ziobron successfully repelled the attackers. Refusing medical extraction, he remained with his team to direct their night defensive positions. The following morning his patrol was attacked by a north Vietnamese force firing B-40 rockets, automatic weapons and small arms. Wounded again, Sergeant Ziobron led his men in an aggressive assault, causing the foe to withdraw. Afterwards, the allied patrol moved toward an extraction site. During their movement they were again attacked by a large hostile force. Wounded in the leg, Sergeant Ziobron crawled forward, tossing hand grenades and firing his weapon upon the foe. Realizing the numerical superiority of the belligerent force, he summoned air support and directed accurate air strikes upon the hostile positions. Then, ignoring his own painful wounds, he led his patrol to an extraction zone where they were rescued the following morning. Because of his determined actions, he averted total annihilation of the allied patrol by the superior enemy force. Sergeant Ziobron's extraordinary heroism and devotion to duty were in keeping with the highest traditions of the military service and reflect great credit upon himself, his unit, and the United States Army.

Thursday, November 15, 2018

Tri Ân Thương Phế Binh VNCH - Dòng Chúa Cứu Thế Saigon - Ca Sĩ Tường Vi Đoàn 72

NHỮNG CHIẾN SĨ NHẢY TOÁN TRÊN ĐỈNH NÚI BẠCH MÃ (Lê Văn Hậu-Toán 723)


 Toán 723, Quang, Hậu, Phong, Sanh và Hòa
Tại vùng 1 chiến thuật với những địa danh có tính chiến lược, cùng thiên nhiên khí hậu cảnh đẹp núi đồi, thì không thể quên vùng núi Bạch Mã.
Từ độ cao của Bạch Mã có thể nhìn bao vùng cả khu đồng bằng, từ Lăng Cô ra đến phía Nam Phú Bài – Huế. Vì vậy vc lợi dụng trong tình huống QLVNCH đang bị Mỹ cắt bớt viện trợ, nên những phi vụ đánh bom và pháo binh bị hạn chế rất nhiều, để đánh chiếm điểm chiến lược nầy.
Trước khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết để ngừng bắn giữa hai miền Nam & Bắc. Ai ở đâu thì ở đó để chờ sự kiểm tra của Ủy Ban Liên Hiệp Quân Sự 4 bên xét duyệt. Lúc đó, các toán của Sở Công Tác thường được nhận công tác nhảy vào các vùng núi chiến lược để cắm cờ vàng 3 sọc đỏ trên các rừng núi, và vùng núi Bạch Mã là một trong những điểm chiến lược quân sự rất quan trọng của vùng 1 cần phải xâm nhập chiếm giữ nhanh trước khi có hiệp định Ba Lê.
Do đó khi được lệnh Quân Đoàn1, Sở Công Tác liền thả vài toán đầu tiên xuống vùng Bạch Mã để thám sát địa thế tình hình. Khi các toán nhảy xâm nhập vào vùng hoạt động theo lệnh hành quân an toàn, rồi vài ngày sau đó gởi báo cáo về các Bộ Chỉ Huy Đoàn để cho biết trên các đồi núi vùng Bạch Mã khá yên tỉnh chưa thấy dấu vết của công quân chiếm đóng. Nên Sở Công Tác được lệnh Quân đoàn 1 cho các Đoàn thay phiên lên chiếm đóng đỉnh núi chính của vùng Bạch Mã để làm đầu cầu cho Địa Phương Quân lên trấn giữ.
Lúc đó, hằng ngày các phi vụ trực thăng của PĐ 253 rất bận rộn để chuyển người và lương thực của các Đoàn Công Tác lên trấn thủ ngọn núi Bạch Mã. Các Đoàn của Sở Công Tác thay phiên nhau lên Bạch Mã rồi đóng quân trong một toà nhà lầu đổ nát trên ngọn núi chính của vùng Bạch Mã. Cách xa đỉnh núi của Đoàn Công Tác/SCT khoảng 150 mét về hướng Nam có một đỉnh núi hơi thấp được Địa Phương Quân của Tỉnh Thửa Thiên-Huế trấn đóng. Các Đoàn Công Tác và Điạ Phương Quân thường liên lạc qua lại để giữ an ninh chung quanh vùng núi Bạch Mã.Dưới chân núi vùng Bạch Mã có một đường đèo hoang lở đã bỏ lâu ngày vì chiến tranh chạy ngoằn nghèo quanh vùng núi ra đến vùng đồng bằng Đá Bạc – Cầu Hai. Trên các đồi núi thấp dọc theo đường đèo ấy có một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân rải quân trấn đóng để an ninh diện địa.Khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 là một sự sắp đặt của bàn cờ quốc tế để Mỹ rút lui khỏi VN trên danh nghĩa, rồi bỏ mặc cho người bạn đồng minh VNCH trong tình huống thiếu thốn viện trợ mọi bề, kể cả súng ống đạn dược v.v.Sau khi lực lượng quân sự Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang trong tình trạng thiếu thốn đạn dược cố gắng xoay trở chống đỡ.Vì thế vai trò của Hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết.Trong thời gian nầy việt cộng bắt đầu lấn chiếm các vùng núi quanh hai đồi của Đoàn Công Tác và Địa Phương Quân để bắn sẽ, và những lần tiếp tế lương thực bằng trực thăng rất là khó khăn nguy hiểm trước hỏa lực súng phòng không của địch.Vì vậy Tiểu Khu Thừa Thiên có đưa một nhóm nhỏ của ngành Chiến Tranh Chính Trị đem máy móc lên Bạch Mã để phát thanh kêu gọi việt cộng hãy tôn trọng Hiệp Định Balê.
Có một lần Phi Đoàn 253 tiếp tế gạo cho Đoàn 72 Sở Công Tác. Trước khi trực thăng bay vào vùng, thì phi cơ L19 bay vào trước lạng quanh các đồi núi, rồi bắt loa phát thanh yêu cầu vc phải tôn trọng lệnh “ngừng bắn” của Hiệp định Balê, sau đó trực thăng mới bay vào để tiếp tế. Nhưng! lần đó phi công Phan văn Phúc khi vừa điều khiển chiếc trực thăng sắp đến đỉnh núi của Đoàn Công Tác, thì súng cao xạ của địch bắn xối xả lên trực thăng. Trước hỏa lực của địch, hai chiếc Gunship và A 37 nhào xuống bắn và đánh bom để yểm trợ. Sự gan dạ sống chết cùng chiến hữu không làm Phi Công Phúc chùn tay lái, cố bay lạng lách theo kinh nghiệm với bản năng phản ứng tự nhiên đã liều mạng đưa trực thăng lên đồi Bạch Mã và nhanh chóng đạp thả được hết 10 bao gạo tiếp tế. Một ngày thật kinh hoàng với bom rơi đạn nổ như một cảnh trong phim ảnh khó quên, cũng nhờ sự gan dạ của Phi công Phúc, Đoàn 72 Sở Công Tác mới có lương thực để chiến đấu cho đến ngày cuối,và tôi vẫn còn nhớ.
Vài tuần sau, vào một buổi sáng trong căn phòng chỉ huy, chai Champagne được Thiếu Tá Minh rót ra để mời các anh em Sĩ quan, có cả Trung Úy Minh, anh Trung Úy Quãng, Đại Úy Tùng, Hậu, đang ngồi lắng nghe Thiếu Tá Minh nói về tình hình chiến sự và cho biết Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Đoàn 72 được lệnh rút vào Đà Nẳng. Vì trong thời gian nầy máy bay trực thăng tiếp tế lương thực rất thiếu, và bay đến rất khó khăn bởi súng phòng không của địch. Lệnh Thiếu Tá Minh chỉ định Toán 723 phải ở lại trấn giữ đỉnh núi của các Đoàn làm căn cứ ở lâu nay trên trên Bạch Mã, để chờ , vài ngày bộ binh sẽ lên tiếp nhận, còn các Toán khác rút theo Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 về Đà Nẳng. Có lẽ, mang cái tên Hậu theo định số mà cha mẹ đặt lúc mới lọt lòng, có nghĩa là người “ sau cùng ” nên tôi đành chịu trận, chỉ tội cho các toán viên phải bị vạ lây theo.
Được bổ sung thêm vài toán viên ở lại, nên Toán 723 nay có tất cả được 10 người, và chúng tôi đang đơn côi thu dọn những đồ đạc vất bừa bãi ngổn ngang ở dưới bãi trực thăng và trong các căn phòng ngủ, bởi khi anh em đeo trực thăng rút lui thì không thể đeo theo lên máy bay trực thăng bốc về trong cảnh lửa đạn vội vàng hãi hùng. Nhìn anh em thu dọn đồ đạc trong im lặng với khuôn mặt cúi gầm xuống đất, tôi thấu hiểu cái tâm trạng ấy, vì chính tôi cũng cảm nhận được những gì của cõi lòng mình…
Lúc các Đoàn lên trấn thủ phải dùng kẽm gai “Concertina” rào phòng thủ quanh nhà lầu, đào giao thông hào nối liền với 5 lô cốt thiết kế bằng bao cát để làm 5 điểm canh gác, cùng gài mìn claymore, lựu đạn, trái sáng bao quanh đồi. Ngôi nhà lầu nầy trước đây đã được một kỹ sư người Pháp xây với chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 20m. Các phòng được xây bao quanh cái sân chính giữa nhà được đúc bằng bê tông mà bên dưới làm hồ để chứa nước mưa, mỗi phòng đều có cửa đi ra giữa sân. Chỉ có hai cửa chính Bắc – Nam dùng đi ra ngoải nhà lầu, và mé bên trong kế cửa ra vào hướng Nam có một cầu thang đúc xi măng để đi lên sân thượng.Nay chỉ có 10 người nên tôi co cụm thu hẹp lại với thế trận để tử thủ về đêm, chỉ đặt 2 vọng gác trước 2 cửa ra vào, và tùy theo thời tiết sương mù mây bay, màn đêm nếu quang đãng thì rão bước ra xa để quan sát động tỉnh.
Các thùng lựu đạn được đem bỏ lên tầng sân thượng, rồi cột một sợi giây dài vào cái cột trụ gãy mé về hướng đồng bằng, để trong trường hợp ban đêm nếu bị đặc công việt cộng đột kích, toán sẽ chạy lên sân thượng tử thủ rồi dùng lựu đạn thả xuống các phòng bên dưới, và trong trường hợp “bất khả kháng” thì phải dùng sợi giây để liều mạng tìm “ sự sống trong cái chết” rồi nhảy ra khỏi hàng rào concertina đầy mìn bẫy hy vọng thoát thân. Ban ngày, chúng tôi không lo, chỉ cần một người gác đi lòng vòng xung quanh nhà lầu, nếu tụi nó bắn là tụi tôi sẽ đáp trả lại đầy đủ cả vốn lẫn lời liền.
Trong thời gian nầy, việt cộng thường lợi dụng lúc sương mù tan loãng trên đỉnh đồi, để bắn sẽ anh em Địa Phương Quân và Toán 723. Nhưng mỗi lần chúng bắn sẽ vào Toán 723 thì bị anh em bắn M72 trả lại khiến chúng lo sợ. Còn vc bắn sẽ lính Địa Phương Quân thì chúng chẳng hề bị bắn trả lại, nên chúng thường hay bắn vào lính Địa Phương Quân, và đã làm bị thương, chết vài người mà trong đó có Thiếu Úy Hồng Đại Đội Phó Địa Phương Quân. Từ đó, cảnh thần tiên thơ mộng của Bạch Mã không còn nữa mà chỉ có đạn bom đêm ngày nổ vang trên đồi, tung bụi bay mù mịt, pha trộn trong mây gió làm bẩn màu trắng của trời mây.
Một tháng sau, được Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 báo tin người em ruột của tôi ở Sư Đoàn 1 vừa mới tử trận. Tôi xin lệnh Đoàn 72 cho tôi băng rừng về Đà Nẳng một mình để tiễn đưa người em đi vào vùng trời mới, nhưng không được chấp thuận. Đây là lần thứ hai gặp tình huống oái ăm, còn lần đầu khi đang chuẩn bị lên Komtum nhảy thực tập thì nhận tin người anh ruột tử trận ở Long An, cũng không được chấp thuận để về Sài Gòn nhìn người anh lần cuối. Đời chiến binh là thế, việc nước trước việc nhà, tôi hiểu nên đành chấp nhận cái định số để trấn an tâm hồn. Nhưng ! Trước cảnh gia đình đã có 3 người anh em hy sinh, còn lại mình tôi đơn độc, lắm lúc ngồi trên đồi Bạch Mã mắt mơ màng ngắm theo những làn mây trắng bay qua, trắng cả một vùng trời, rồi chợt một ý nghỉ thoáng qua đầu… nếu ngày nào đó mình cũng đi theo các anh em thì gia đình sẽ tuyệt nòi và ai lo cho cha mẹ.Do đó, trước sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê qúa trắng trợn của vc trên vùng Bạch Mã, tôi linh tính có ngày tụi nó sẽ bao vây đánh mình, và chuyện may rủi sống chết biết đâu mà lường, nên tôi đề nghị các anh em sẵn có máu văn nghệ, biết đờn ca, lấy máy phát thanh, microphone mà trước đây nhóm Chiến Tranh Chính Trị lên công tác đã bỏ lại lúc rút về Huế, để làm một đêm văn nghệ dã chiến với chủ đề “ ĐÊM BẠCH MÃ ” không ngoài mục đích yêu cầu vc hãy tôn trọng hiệp định Ba Lê, đừng bắn sẽ nữa, nếu bắn thì Toán 723 phải tự vệ và sẽ bắn lại. Tôi còn nhớ mang máng viết đôi dòng để giới thiệu “Đêm Bạch Mã” như sau: “Cùng các bạn bên kia đồi Bạch Mã. Chúng ta là người VN, giống con rồng cháu tiên, ắt cùng chung một sự rung cảm nhịp đập của con tim khi thấy quê mẹ đang đau thương bởi chiến tranh tương tàn… Đến với các bạn đêm nay bằng lời ca của những người lính trẻ trong chiến trận đau thương của hai miền đất nước ….” .
Thời gian hơn 40 năm đi qua đã quên đi những dòng chữ ngày ấy, nhưng không ngoài mục đích là làm sao tụi nó phải hiểu và tôn trọng lệnh ngừng bắn. Và đó cũng là cái lo của người trưởng toán đơn độc chỉ có 10 người đang giữa vòng vây ngày càng siết chặt của cộng quân.
Qua đêm hôm sau, chúng tôi nghe Địa Phương Quân nói đang nghe vc bên kia núi cũng bắt loa hò hát và đọc những lời tuyên truyền xuyên tạc, nhưng vì dưới chiều gío thổi nên Toán chẳng nghe rõ được gì.Gần 2 tháng trời sống trong lửa đạn bom rơi, cảnh chết chóc bị thương của lính Đia Phương Quân, mà chẳng có đơn vị bộ binh nào lên thay thế. Hằng ngày, các anh em toán luôn hối thúc chuyên viên truyền tin gọi về Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 để xem có bộ binh lên thay Toán chưa. Nhưng bên kia đầu máy PRC 25, cũng như mọi lần rè rè tiếng nói:Chưa, cứ chờ đó.Sự bất mãn của anh em Toán 723 nảy sinh từ đó, vì bộ binh không lên thay thì phải cho Toán khác lên thay chứ. Anh em Toán 723 cảm thấy như 1 đứa con bị bỏ chợ, hay là Toán “bị đì ” nên các anh em bàn bạc rủ tôi bỏ đồi Bạch Mã xuống núi về Đá Bạc, sống chết có nhau. Là một người Trưởng Toán từng sống chết với anh em kể từ ngày thành lập Đoàn 72 tại Nha Trang, chúng tôi chia nhau điếu thuốc, ngụm nước, ly cà phê đen, phì phà khói thuốc se xì ke, phê lâng lâng đê mê thả hồn phiêu du trong chốc lát…Tôi buồn bả thông cảm lắc đầu:Các em cứ ra đi để sống, còn anh phải ở lại sống chết cùng Bạch Mã.Thấu hiểu vì Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm nên phải chấp hành Quân Lệnh của thượng cấp, dù chưa biết đó đúng hay sai? Thi hành trước khiếu nại sau, nên tôi đành chấp nhận ở lại Bạch Mã với TS Tiến nhân viên truyền tin. Rất may tụi việt cộng và cả Địa Phương Quân bên kia núi không biết anh em ra đi để lại Bạch Mã chỉ còn có 2 người thức trắng 2 đêm canh gác.Sau hai ngày thì Chuẩn Uý Đàm Quang Phong được lệnh dẫn một số anh em các Toán và vài toán viên 723 trễ phép, chuồn lặn đi chơi, bị quân cảnh bắt, rồi lội bộ đường rừng lên tăng viện cho chúng tôi. Chuẩn Uý Phong cho biết khi anh em Toán 723 do TS Phong (Phong đen) hướng dẫn bỏ Bạch Mã lội bộ đường rừng về Đá Bạc thì Thiếu Tá Minh và cả Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 hoảng hốt lên, lính quýnh quáng như gà mắc đẻ, vội vàng ra lệnh Chuẩn Úy Phong vừa mới đi phép về dẫn vài anh em lên bổ sung quân số Bạch Mã liền.
Tháng ngày trôi qua, mùa mưa lại đến, Bạch Mã với ngày đêm mưa tầm tã, bầu trời đen tối âm u, mây mù che phủ nên tầm quan sát hạn chế trong khoảng 10 mét.Lợi dụng thời tiết xấu đó, việt cộng đã tấn công bằng chiến thuật tiền pháo hậu xung vào đồi của Đại ĐộiĐịa Phương Quân và Toán chúng tôi. Đã từng chiến đấu đơn độc trong rừng sâu núi thẳm của vùng Tam Biên, nên chúng tôi chẳng hề nao núng trước trận địa, sẵn sàng đợi việt cộng bò lên đỉnh đồi để bắn hạ. Nhưng chúng chỉ pháo phủ đầu vào đồi của Toán 723 để nghi binh, rồi nhào lên tấn công bên đồi của Địa Phương Quân .Ầm…Ầm lửa chớp khói bay tiếng đạn reo réo víu vu, núi đồi Bạch Mã rung chuyển dưới cơn mưa sáng sớm. Bất chợt nghe tiếng Đại Úy Bạch Đại Đội Trưởng Địa Phương Quân kêu vang trong máy truyền tin vội vã:Hồng Hà, Hồng Hà đây Bắc Bình anh nghe rõ trả lời .Tôi vội vàng cầm ống liên hợp áp sát vào tai:Hồng Hà nghe Bắc Bình rõ 5/5.Tiếng Đại Úy Bạch nói lớn trong ống nghe:Tụi vẹm nó bám sát xung quanh hàng rào và tôi nghe rõ tiếng nói của chúng. Nhờ anh bắn đại liên yểm trợ vào hướng đi lên đồi của chúng tôi để nó không chạy lên được đồn.Tôi trấn an:Tôi sẽ yểm trợ Bắc Bình. Hãy an tâm.Vì mây mù qúa dày đặc không thể thấy được đồn của Địa Phương Quân nên tôi đã cho Trung Sĩ Thành đen và Minh mập bắn đại liên M60 để yểm trợ đồn Địa Phương Quân theo hướng địa bàn tôi hướng dẫn.Chừng 10 phút sau, tiếng Đại Úy Bạch của Địa Phương Quân lại vang lên trong máy mừng rỡ:Cám ơn anh đã yểm trợ tốt, và xin anh tạm ngừng bắn.Sau khi ngừng bắn đại liên M60 để yểm trợ cho Địa Phương Quân xong, và đang chờ đợi lệnh của Bộ Chỉ Huy Đoàn 72. Ngồi trong lô cốt nghe tiếng đạn rơi pháo nổ ầm ầm của các đơn vị Pháo Binh yểm trợ, và cả pháo việt cộng bắn vào nhà lầu, làm rung chuyển ngọn đồi như sắp đổ sụp tan tành.Bất chợt tôi nghe tiếng anh em nói vọng vào:Có tiếng lính Địa Phương Quân xin đi vào đồi của mình anh Hậu ơi.Vội vàng chạy ra khỏi lô cốt để nhìn xuống lối nhỏ đi lên đồi, nhưng sương mù đục ngầu chẳng thấy được gì cả. Tôi chỉ nghe tiếng ồn ào dưới gần chân đồi dồn dập la lớn:Địa Phương Quân đây, cho chúng tôi lên đồi, xin đừng bắn.Nửa tin nửa ngờ, không biết lính Địa Phương Quân hay việt cộng trá hình. Sau mấy giây đắn đo suy nghĩ, Tôi vội hét lớn:Các anh hãy đưa hai tay với súng ống lên đầu rồi đi lên từ từ từng người một. Nếu ai không làm đúng chúng tôi sẽ bắn.Dạ ! Dạ nghe.Tôi nhanh chóng cho bố trí trên góc trái sân thượng cây đại liên M60 do T/Sĩ.Thành đen xử dụng hướng súng ngay lối nhỏ đi lên đồi, để phản ứng khi có tình huống bất ngờ xảy ra, sau đó mới cho lính Địa Phương Quân đi lên. Khi Địa Phương Quân lên đồi xong, tôi kiểm tra thấy có khoảng chừng 60 người, có người có súng, người thì tay không, kể cả những người bị thương với vẻ mặt thất thần sợ hãi đang nhỏ to chuyện trò hỏi han.Anh em Địa Phương Quân cho biết sau khi được chúng tôi bắn đại liên yểm trợ xong, thì thấy Đại Úy Bạch mở hàng rào ra khỏi đồn, rồi chạy về hướng đồi của Toán 723. Nhưng vì mây mù phủ che tầm nhìn, lính Địa Phương Quân tưởng Đại Úy Bạch chạy qua đây nên đã vội vàng chạy theo để xin đi lên đồi của Toán. Có ai ngờ đâu Đại Úy Bạch một mình chạy về Tiểu Đoàn đóng ở vùng núi gần dưới đồng bằng Phú Lộc-Cầu Hai, Nước Ngọt.
Đã từng đơn độc trong rừng sâu quen rồi, và cả tuần qua cùng anh em chiến đấu để giữ vững ngọn đồi. Nay có thêm một số lính Địa Phương Quân chạy qua gần cả trăm người, nên tôi và anh em Toán 723 càng tăng thêm sự tự tin quyết sống chết cùng Bạch Mã. Nhưng ! nhìn thấy sự hỗn loạn sợ hãi của lính Địa Phương Quân, tôi liền bảo anh em Toán mở loa phóng thanh rồi cùng hát to bài Quốc Ca “…nầy công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống …” để kích động tinh thần anh em Địa Phương Quân.
Dưới trời mưa lất phất, mây mù phủ kín đồi, tiếng nổ của đạn pháo ầm vang, hòa cùng bài Quốc Ca VN với tiếng hát nhịp nhàng, như một bản hòa tấu hùng mạnh đang vang dội khắp đồi, làm sôi sục dòng máu ấm trong lòng thúc dục tôi bước ra khỏi lô cốt, tay cầm đàn miệng hát bài Quốc Ca, và đi theo dọc hệ thống giao thông hào dưới trời mưa phùn lành lạnh xuyên qua các lô cốt, để kích động tinh thần của lính Địa Phương Quân.
Thật không ngờ, có lẽ lời của bài Quốc Ca đã trỗi dậy được tinh thần để vượt qua nổi sợ hãi của những người lính trên đỉnh đồi Bạch Mã này, hãy cùng bên nhau chiến đấu trước cảnh hiểm nguy. Tôi rất vui mừng khi thấy anh em Địa Phương Quân bày tỏ một lòng sống chết với Toán 723 để cố giữ vững đồi Bạch Mã, và một vài anh em toán nhìn tôi cười lớn vui vẻ. Không biết chuyện gì mà anh em vui vậy, tôi liền hỏi Minh:Có chuyện gì mà vui thế?Minh cười lộ ra cả cái răng vàng:Hồi nảy lính Địa Phương Quân nói: Trung Sĩ cho em bắn vài phát đạn M60 cho lên tinh thần. Nó gọi TS xưng em vui qúa anh Hậu ơi.Té ra là vậy, tôi chợt hiểu từ trước đến nay các anh em toán chưa bao giờ có lính trong tay, nay có lính trong tay thì đó là một niềm vui trong chiến trận, và làm tôi cũng vui lây, vì số Địa Phương Quân chạy qua đều dưới sự chỉ huy của tôi.
Sau khi cùng chiến đấu từ sáng đến xế trưa thì lương thực khô dự trữ đã cạn hết, vì đã chia xẻ khẩu phần cho lính Địa Phương Quân. Tôi phải gọi về đơn vị để xin thả dù tiếp tế lương thực. Nhưng thời tiết qúa xấu, mưa gío cả tuần nay chưa ngừng, lại thiếu phương tiện máy bay để thả hàng tiếp tế, nên Quân Đoàn 1 đã cho lệnh Toán rút khỏi Bạch Mã. Khi nghe lệnh bỏ đồi Bạch Mã, lòng tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn, một đỉnh núi mà đã có nhiều hình ảnh quen thân trong thời gian qua trấn đóng, và nay có thêm quân lính trong tay nên tôi vững tin ngọn đồi sẽ đứng vững trước địch quân, còn mừng vì sắp trở về gặp lại gia đình.Khi nhận lệnh rút lui, tôi không nghe nói gì đến Địa Phương Quân, vì vậy tôi chỉ cho anh em toán biết lệnh rút lui thôi, rồi cho phá hủy các khẩu súng cối cùng đạn dược, thiêu hủy giấy tờ tài liệu. Còn Ts Thành đen thì vội vàng tháo nòng cây đại liên M60 rồi lịệng xa xuống mé núi dốc đứng phía đồng bằng, sau đó Thành đã lấy cục than viết lên tường gần kho đạn câu “đả đảo Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam”.Các Trung Đội Trưởng Địa Phương Quân thấy được những việc khác lạ của chúng tôi nên thăm dò hỏi tôi. Lúc đó tôi mới cho họ biết lệnh rút lui của chúng tôi và nói họ liên lạc về Tiểu KhuThừa Thiên để xin lệnh.Sau đó Tiểu Khu Thừa Thiên liên lạc trực tiếp với tôi rồi nhờ chúng tôi dẫn đường giúp đưa Địa Phương Quân rút theo với.Tôi gom toán lại, và chia đều anh em ra đi theo từng Trung Đội Địa Phương Quân để chỉ huy. Sau đó ban lệnh rút lui cho các Sỉ quan Trung Đội Trưởng Địa Phương Quân biết mà thi hành. Để cho sự rút lui không hỗn loạn, lắm lúc tôi phải cứng rắn với các Sĩ Quan Địa Phương Quân để lính tráng Địa Phương Quân đi vào kỷ luật trong lúc chiến đấu.Dưới trời mưa, lợi dụng mây mù dày đặc khó quan sát, chúng tôi dùng mìn Claymore phá hủy hàng rào nơi dốc đứng gần chổ cầu tiêu để làm hướng rút lui an toàn. Vì nếu rút đi theo con đường mòn nhỏ hay lên xuống của Địa Phương Quân, linh tính báo e sẽ bị phục kích.Để nghi binh cho việt cộng nghĩ chúng tôi còn đang trấn thủ trên đồi. Tôi nói Thành và vài anh em chờ đi sau cùng, cứ thỉnh thoảng bắn vài tràng đại liên và M79 qua hướng đồi Địa Phương Quân đang bị việt cộng chiếm đóng, trong khi chúng tôi thứ tự rút lui. Tôi và Tiến đi đầu theo một Trung Đội Địa Phương Quân, Chuẩn Úy Phong đi gần Trung đội sau cùng. Khi biết tất cả anh em của nhóm đi sau cùng ra khỏi hàng rào của đồi một khoảng xa khá an toàn. Tôi liền gọi yêu cầu pháo binh bắn ngay trên đỉnh đồi. Pháo của mình và pháo của địch nổ ầm ầm rung động cả núi đồi, bởi việt cộng cứ tưởng mình còn ở trên đồi. Nhưng lúc đó chúng tôi đã xuống gần nữa dốc núi rồi, và cũng là lúc tôi bị một tảng đá lớn từ trên cao bay xuống xớt qua đầu kéo theo thân hình tôi lộn theo mấy vòng rồi bất tỉnh. Khi mở mắt ra, máu phủ cả mắt nên thấy toàn màu đỏ. Tôi được anh em băng bó cầm máu quanh đầu như quấn một vòng khăn tang cho đồi Bạch Mã…
Sau khi băng bó xong, anh em cho biết ai cũng nghĩ tôi sẽ chết khi họ nhìn thấy tảng đá bay xéo ngang qua đầu của tôi rồi tôi lăn theo. Cám ơn Trời, tôi vẫn còn sống dù đầu óc có hơi choáng váng, nhưng tôi còn đủ sức di chuyển cùng anh em xuống tận chân núi, rồi theo đường đèo hoang bỏ ngày trước đi về ngọn đồi của Tiểu Đoàn Địa Phương Quân đóng quân để ngủ qua đêm.
Sáng hôm sau thức dậy sớm, chúng tôi chia tay với số anh em Địa Phương Quân đã rút theo chúng tôi từ đỉnh Bạch Mã về Tiểu Đoàn Địa Phương Quân an toàn. Trước khi tạm biệt, anh em lính Địa Phương Quân chạy đến ôm tôi run run xúc động nói lời cám ơn, và bịn rịn chia tay cùng các anh em trong toán. “Ơn Nghĩa- Tình Người” mà lính Địa Phương Quân đã thể hiện trong chiến trận thật cảm xúc. Tôi đưa tay dụi đôi mắt cay cay ươn ướt miệng gượng cười méo xẹo khi thấy họ chỉ là những người lính binh nhì thôi, nhưng con tim của họ biết rung cảm từ “Đạo Làm Người”. Họ mới đúng là Người…Để tránh bị phục kích, chúng tôi không đi theo đường mòn, mà nhắm hướng đồng bằng để vượt rừng suối xuôi về hướng đông, và đến ven rừng Cầu Hai- Nước Ngọt vào lúc xế chiều. Đại Úy Tùng với vài anh em của Đoàn 72 từ Đà Nẳng ra đón chúng tôi, rồi được xe GMC của Đoàn 72 đưa về Sơn Trà, Đà Nẳng. Còn tôi thì đi vào Bệnh Viện Duy Tân – Đà Nẳng.
Th/Úy Lê Văn Hậu Toán 723

Tuesday, November 13, 2018

Passing of LTC Al Rose - Trung Tá Al Rose đã tung cánh dù bay vào vùng miên viễn

All
I pass this email from SOA member Luke Dove regarding the recent  passing of Covey Pilot  LTC Al Rose. 

Rick

I don’t know the official policy of notifying SOA membership of a death.  However, I am sending this email to notify the SOA leadership of the recent death of LTC (Ret.) Al Rose, US Air Force.
Al was one of the best of the “Covey” pilots flying out of Pleiku with 20th Tactical Air Support Squadron.  There are many former team leaders and members from FOB 2/CCC who will be able next week to enjoy a Thanksgiving dinner with their families due to the dedication and bravery of Lt. Rose.  Al never hesitated regardless of weather or enemy fire.  He was committed to SOG and the missions.  He was always one of the first in line to answer a Prairie Fire emergency call or to come to a party in Kontum.  I think Al left Vietnam without any air medals because we failed to bother to do the paper work.  But he was certainly deserving.
Al was one of the Coveys who covered the company unit from FOB 2 which interdicted the Ho Chi Minh trail for several days.
I saw Al’s heroism first hand and I want to say to SOA that we owe him—and many others---a debt of gratitude.   
Luke Dove

Monday, November 12, 2018

VÙNG TRỜI QUÊ BẠN - Phan Công Tôn

Năm 1998, khi trở lại Washington DC., tôi có dịp gặp lại một số đồng đội cũ, trong đó có Nguyễn Văn Phán, bạn cùng khóa và cùng đơn vị, và Lê Văn Khánh, vừa cùng khóa Thủ Đức, vừa cùng khóa Căn Bản Thủy Quân Lục Chiến tại Quantico, Virginia 1963. Gặp lại nhau, biết bao xúc động.
Cũng trong chuyến đi này, tôi còn tìm được địa chỉ chính thức, rõ ràng và thật sự ‘gặp lại’ một người bạn cũ mà đã hơn 30 năm nay hình ảnh của người bạn này đã chập chờn, ám ảnh và làm tôi ray rứt khôn nguôi.

Địa chỉ của anh là: 
JOHN A. HOUSE II
Panel 22 E Line 87


‘Bức Tường Đá Đen, Washington, D.C. 
(Bức tường đen DC 1998 với địa chỉ của Jack)
*
Năm 1963, Khóa chúng tôi gồm 5 người, tất cả đều là Thiếu Úy: Lê Văn Khánh, Lê Văn Cận, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Huấn và Phan Công Tôn (Trưởng toán).
Năm đó chúng tôi còn được may mắn với cái thú đi bằng đường hỏa xa, cuộc hành trình xuyên lục địa khởi đầu từ nhà ga San Francisco, California. Sau 3 ngày đêm, chúng tôi đến nhà ga thành phố Quantico, Virginia vào một buổi chiều nắng đẹp vào tháng 4 năm 1963. Thành phố Quantico nằm về phía Nam của D.C. vào khoảng 35 dặm, nơi đây có một số trường huấn luyện, đào tạo các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng minh về các Khóa Căn bản TQLC, các khóa Tham mưu và các khóa chuyên môn khác. Chúng tôi thuộc Khóa Căn bản Sĩ quan TQLC Hoa Kỳ.
Theo sự sắp xếp của Trường, có một số đông khóa sinh ra nhà ga đón chúng tôi trong đó có Jack, tức là John A. House, người bạn cùng phòng của tôi. Theo qui định của Trường, Jack có nhiệm vụ giới thiệu, hướng dẫn và giúp đỡ tôi về tất cả các sinh họat trong trường, kể cả việc học hành và các vấn đề liên quan ngoài xã hội, nhất là bước đầu bỡ ngỡ mới tiếp xúc với môi trường xa lạ.
Qua tiếp xúc và sinh hoạt mỗi ngày, nhất là cùng chung phòng, cùng sàng sàng tuổi nhau nên chúng tôi trở nên đôi bạn thân. Jack hiền lành, dễ dãi, tế nhị, chừng mực và chân thật. Tôi rất ngạc nhiên với cái tình cảm rất đôn hậu và rất gần gũi với Á đông của Jack; về sau tôi rất thích thú khi biết được Jack có một cô bạn gái tên là Amy, người Hạ Uy Di nhưng có gốc Nhật Bản và Amy là một cô giáo Tiểu học ở Oregon.
Jack bàn với tôi về kế hoạch của mình: sau khi mãn khóa, anh sẽ cùng tôi thay phiên lái xe về San Francisco. Chia tay nhau ở đó. Tôi trở về Việt Nam và Jack sẽ lên Oregon thăm Amy. Với kế hoạch này, bắt đầu tháng thứ 2 của khóa học, Jack xúc tiến biến cải cái xe truck đỏ của mình. Tôi góp ý với Jack về cái sơ đồ biến cái xe truck không mui của anh trở thành cái ‘mobile home’, nhất là làm sao phải có một cái giường thật thoải mái để thay nhau nằm nghỉ saunhững giờ lái mỏimệt trên chặng đường xuyên lục địa trở về miền Tây. Thế là Jack hì hục lao vào công việc, mỗi cuối tuần thay vì nghỉ ngơi hoặc đi chơi, Jack lái xe ra một cái shop ngoài Mainside để thực hiện công trình.
Công việc đang trôi chảy trong vòng hơn 1 tháng thì một hôm Jack rạng rỡ kéo tôi lên cafeteria của Trường để báo một tin vui: toàn bộ công trình cải tiến xe truck sẽ hủy bỏ, Jack sẽ tiếp tục theo học một khóa lái máy bay sau khi mãn khóa ở Quantico để trở thành một hoa tiêu trực thăng của Lực Lượng TQLC/HK và một tin rất ly kỳ và rất hấp dẫn là Amy sẽ rời Oregon để chuyển về Quantico dạy học và hai người sẽ làm đám cưới trong vòng hai tháng.
Đám cưới của Jack và Amy được tổ chức theo đúng chương trình đã dự trù tại thành phố Baltimore, Maryland trong vòng gia tộc và bạn bè thân thiết. Trong Trường, tôi là người bạn thân duy nhất được mời và đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được đóng vai chú rể phụ. Đám cưới được tổ chức rất ư là ‘ráp nối phi thuyền’ và rất ư là… Mỹ!
Tối thứ Sáu chúng tôi lên Baltimore tại một khách sạn đã dành sẵn cho tất cả mọi người của hai họ. Những người bà con sống ở các tiểu bang hoặc các thành phố lân cận sẽ lái xe về dự vào sáng hôm sau. Ngay cả cô dâu Amy cũng đến từ Oregon tối hôm thứ Sáu!
Đám cưới được tổ chức tại một nhà thờ vào buổi trưa Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 1963 và tiệc cưới tổ chức tại phòng khánh tiết của khách sạn chúng tôi đang ở vào buổi chiều.
Đặc biệt là chú rể và chú rể phụ đều trong bộ lễ phục trắng TQLC.
Sáng Chủ Nhật mọi người chia tay nhau ngay tại khách sạn với những ‘ôm hôn thắm thiết’ và những lời chúc an lành cho nhau. Mọi người xúm lại, phụ nhau khuân những món quà tặng chất đầy lên xe truck của Jack, những món quà đã được Jack lập danh sách liệt kê từ trước và cha mẹ, anh em, họ hàng và bè bạn đã tặng đúng theo nhu cầu của đôi vợ chồng mới.
Tôi lái xe truck của Jack, Amy và Jack ngồi bên cạnh, chúng tôi trở về Quantico. Khi đến Trường, tôi trở về khu Sĩ quan độc thân và sau đó Jack và Amy trở về nhà thuê cách Trường khoảng 5 dặm.
Theo qui định của Trường, sĩ quan nào lập gia đình phải thuê nhà riêng để ở, do đó Jack không còn là người bạn cùng phòng của tôi nữa.Tôi rất buồn vì điều này mặc dù tôi có một anh bạn cùng phòng mới, dĩ nhiên là không thân bằng Jack.
Khi còn ở chung với Jack, tôi đã tập cho Jack cái ‘French way’ của tôi, nghĩa là khi tôi rủ bạn đi ăn, tôi trả tiền cho bạn; và lúc nào có thể, bạn rủ tôi đi ăn, bạn trả tiền cho tôi. Tôi không thích cái kiểu đi ăn chung mà mạnh ai nấy trả tiền, cái kiểu ‘American way’, coi không có tình chút nào cả. Jack chịu nghe lời tôi và vui vẻ áp dụng cái ‘Ton's French way’, Jack thường chọc tôi như vậy!
Đến khi có vợ, ở riêng, cả Jack và Amy sợ tôi buồn nên cứ nài nỉ mời tôi ra nhà chơi, tôi tế nhị không muốn làm rộn cặp vợ chồng mới nhưng họ không chịu, do đó lâu lâu phải đi chơi chung. Chúng tôi làm một bộ ba thật là vui vẻ, đi ăn uống, xem phim, coi show, đi câu, đi picnic và có rất nhiều kỷ niệm trong mùa săn nai ở Virginia.
Vì thường đi chơi bộ ba nên Jack đề nghị một phương thức mới cho ‘Ton's French way’, Jack lý luận rằng, nếu luân phiên nhau đãi thì tôi bị thiệt thòi vì tôiphải đãi cho hai người, trong khi đó hai vợ chồng chỉ đãi một mình tôi; do đó Jack đề nghị cả ba người luân phiên đãi nhau cho công bằng. Cuối cùng tôi đành phải chấp thuận giải pháp ‘vui vẻ cả làng’ đó! Chúng tôi càng ngày càng thân nhau hơn: vui vẻ, hồn nhiên và thật sự thoải mái trong tình bạn.
Nhưng rồi ‘ngày vui qua mau’, khóa học kết thúc, tôi phải chia tay các bạn cùng khóa, tôi phải giã từ Jack và Amy để trở về Việt Nam và tiếp tục lao vào vùng lửa đạn. Ngày chia tay thật là cảm động, chia tay bây giờ nhưng không ai dám hứa lời gặp lại. Jack khóc, Amy khóc và tôi cũng khóc.
Và từ đó, chúng tôi xa nhau!
Từ năm 1964 khi trở về nước, mặc dù chiến cuộc gia tăng và đơn vị triền miên tham gia hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, tôi vẫn cố gắng duy trì liên lạc với Jack và Amy, dĩ nhiên với phương tiện duy nhất là thư tín.
Ngoài thư từ, hình ảnh gởi qua, lại cho nhau; chúng tôi cũng gởi và nhận của nhau những món quà tuy đơn sơ nhưng chất chứa trọn tình thương mến.
Thời gian Tiểu đoàn 1/TQLC đóng tại trại Yết Kiêu, Thủ Đức, tôi tắm tại hồ bơi trong trại, đánh rơi mất chiếc nhẫn TQLC tôi mua ở Quantico năm 1963. Khi biết được chuyện này, Jack và Amy nhờ một người bà con sang phục vụ tại Việt Nam chuyển cho tôi một gói quà trong đó có kèm một chiếc nhẫn TQLC. Anh này đơn vị đóng ở Nha Trang, không biết làm sao chuyển đến cho tôi nên cứ giữ ở đó.
Một năm sau phải đổi đi đơn vị khác, anh ta mới gởi gói quà này lại cho một ông Thiếu Úy Cảnh Sát Việt Nam ở NhaTrang và nhờ ông này tìm cách liên lạc với tôi. Vị Thiếu Úy này viết thư cho tôi biết sự tình.Tôi nhờ một người em ở Đà Lạt xuống Nha Trang nhận gói quà đó và gởi đến đơn vị cho tôi.Cuối cùng tôi nhận được gói quà này sau hơn một năm trời lưu lạc.
Và cứ đến mỗi mùa săn, Jack và Amy thường gởi cho tôi mấy miếng khô nai và 1 cái đuôi của con nai họ săn được trong mùa. Còn tôi, lâu lâu tôi gởi cho Jack và Amy những món quà của địa phương mà tôi ghé qua trong các cuộc hành quân; như có lần tôi gởi cho họ các bảng tên khắc trên đá, đặc sản của vùng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; hay những món quà làm bằng gỗ thông đặc sản của quê hương Đà Lạt khi tôi có phép về thăm nhà.
Có một lần tôi gởi cho Amy một bộ đồ gồm áo dài và một quần của phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là một câu chuyện vui khó quên qua món quà đặc biệt này. Tôi đến nhà may Thiết Lập ở Sài Gòn nhờ mấy cô thợ may vẽ giúp ra giấy cách thức đo ni tấc như thế nào để có thể may cho Amy một bộ đồ VN, gởi bản vẽ đó qua cho Amy, Amy đo các kích thước cần thiết theo sự hướng dẫn, gởi trả lại tôi rồi tôi đem đến tiệm may thực hiện. Khi bộ đồ hoàn tất, tôi gởi sang cho Amy với lời dặn, bận vào rồi chụp ảnh gởi sang cho tôi để tôi xem có giống con gái VN không?
Ít lâu sau, nhận được thư Jack, cứ tưởng sẽ có ảnh, nhưng không phải. Amy thắc mắc hỏi: “Tôn ơi! Sao tôi bận bộ đồ này vào cảm thấy nó lỏng le và lạnh quá, lại nữa, tôi và Jack cứ bàn mãi, không biết phải bận với loại đồ lót nào cho thích hợp?” Tôi phải bỏ công đi hỏi vài nơi để có câu trả lời thích ứng và ít lâu sau, khi nhận được xấp ảnh của Amy, trước khi bóc bì thư, tôi hình dung sẽ được ngắm một thiếu nữ  Sài Gòn. Nhưng khi mở ra, tôi phì cười vì vừa  bắt gặp một kiều nữ Hạ Uy Di trong bộ đồ VN, vì đo ni tấc theo lối hàm thụ, không chuẩn, không đúng kỹ thuật và không sắc sảo nên coi Amy rất ư  là ‘miệt vườn’ và cộïng thêm một chút ‘cải lương’!  
Qua thư từ và hình ảnh, tôi được biết Jack đã hoàn tất các khóa huấn luyện để trở thành một phi công của TQLC Hoa Kỳ, và cuối cùng Jack quyết định không lái khu trục mà muốn trở thành một hoa tiêu trực thăng như hằng mơ ước.
Năm 1966, tôi nhận được hai tin vui: Amy đang có bầu và Jack cũng vừa được thăng lên Đại Úy!
Đầu năm 1967, Jack thông báo cho tôi biết một tin quan trọng, tin này làm tôi mất ngủ mấy đêm liền vì vừa vui mừng vừa sợ hãi: Jack tình nguyện sang phục vụ tại VN vài tháng trước lịch trình ấn định! “Vì mong gặp bạn, nên tôi muốn sang VN sớm hơn”, Jack viết cho tôi như vậy.
Vào đầu tháng 2 năm 1967 Jack đến VN, Không Đoàn của Jack đồn trú ở vùng phi trường Phú Bài, khoảng 15 cây số phía Đông Nam thành phố Huế. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc và vẫn chỉ qua thư tín. Chưa lần gặp mặt.
Jack kể cho tôi nghe về những phi vụ hành quân ở vùng Quảng Trị, Huế, Tây Nam Phú Bài hoặc Đà Nẵng.
Jack viết:
“Tôn ơi! Mỗi lần bay qua các địa danh mà bạn thường nhắc đến, tôi nhớ bạn thật nhiều. Tôi nói với Amy là tôi rất mong gặp bạn. Rất mong đến ngày chúng ta cùng có phép để được về Sài Gòn chơi hoặc được lên thăm gia đình bạn và quê hương Đà Lạt của bạn cho thỏa lòng mong ước. Amy vẫn thường nhắc lời bạn ví von quê hương Đà Lạt của bạn, với những đồi thông bạt ngàn giống như vùng núi đồi xanh biếc của Oregon, nơi Amy có thời đã sống! Tôi tả cho Amy nghe những vùng bãi biển thật đẹp mà tôi đã bay qua và thầm ước mơ: giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh bình!”
Thời gian này Tiểu Đoàn 1/TQLC trở lại Bình Định đợt 2, và một buổi chiều đơn vị dừng quân trên một đồi rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ, tôi nhận được thư của Amy từ Hạ Uy Di gởi sang. Một lá thư ngắn hơn thường lệ. Lá thư làm tôi sảng sốt và gần như điên loạn: Amy báo tin Jack đã bị phòng không Việt Cộng bắn hạ trong một phi vụ hành quân khoảng 3 tuần trước đó. Amy được một người bạn cùng đơn vị Jack gọi về báo hung tin.
Amy rất đau khổ và bấn loạn trong nỗi sợ hãi kinh hoàng và chỉ còn biết cầu nguyện xin Thượng Đế che chở cho Jack, cầu mong Jack bị bắt sống làm tù binh để may ra được trao trả sau này! Amy nhờ tôi, nếu có thể, đến vùng Jack bị hạ để may ra tìm thêm được dấu vết hay tin tức gì về Jack.
Dù có muốn đi, tôi cũng không thể, vì đơn vị đang hành quân vùng Bình Định làm sao đến được vùng Phú Bài (Huế) như Amy gợi ý. Tôi vội vàng viết ngay một lá thư gởi cho vị Đơn vị trưởng của Jack, đây là cách khả thi duy nhất mà tôi có thể làm để biết thêm một số chi tiết liên quan đến số phận của Jack.
Hơn một tuần sau, tôi nhận được một phong thư thật lớn do vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack gởi đến cho tôi, ngoài thư chia buồn còn gồm tất cả những tài liệu liên quan đến cuộc hành quân của Jack như: phó bản của Lệnh hành quân, bản đồ và phóng đồ hành quân, những không ảnh chụp khi chiếc trực thăng bị rơi trong ngày hôm đó và một, hai ngày sau v.v…
Qua lá thư của vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng và các tài liệu đính kèm, tôi được biết thêm: vào ngày 30 tháng 6 năm 1967, Jack có nhiệm vụ thả một tiểu đội Trinh sát vào vùng hành quân, khoảng20 cây số phía Nam phi trường Phú Bài.Khi trực thăng Jack sắp đến bãi đáp qui định thì bị hỏa lực phòng không của Việt Cộng bắn hạ.
Jack và 4 Chiến sĩ Trinh Sát thuộc Lực Lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ được ghi nhận là tử trận. Có 7 người sống sót, trong đó có một Phi công phụ và 6 Chiến sĩ Trinh sát.Số người sống sót này đã được một trực thăng cấp cứu đến đón vài giờ sau đó tại cánh rừng cách nơi trực thăng bị bốc cháy và rơi xuống đất chừng khoảng hơn 3 cây số.
Vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng còn cho biết là đơn vị cũng có gởi một hồ sơ y như vậy về cho Amy và theo báo cáo của đơn vị thì Jack được ghi nhận là mất tích!
Khi được thưvà tài liệu này, niềm hy vọng của tôi về việc Jack được cứu sống coi như lụi tàn.Mọi việc hầu như đã được kiểm chứng và xác nhận. Cái bách phân hy vọng Jack bị bắt sống vô hình chung bị rơi vào một con số thấp nhất. Tuy nhiên trong thư gởi cho Amy, tôi vẫn an ủi và mớm cho Amy một hy vọng nào đó dù rất mơ hồ!
Mấy tháng sau, trong khi đang hành quân ở Vĩnh Long, tôi nhận được thư của Amy. Amy cho biết có vài thay đổi trong cuộc sống của gia đình mình như sau: Tháng Giêng năm 1967 Jack đã đưa Amy về sống với mẹ mình ở Hawaii và tháng sau, Jack rời Hoa Kỳ để qua tham chiến tại Việt Nam.Jack ra đi nhưng trong lòng được yên tâm hơn vì trong thời gian bầu bì, đặc biệt là khi sanh đẻ, Amy sẽ được chính mẹ mình chăm lo và săn sóc. Tôi tự nhủ, ừ thôi cũng được, “tấn về Nội, thối về Ngoại” dù sao Amy cũng là người gốc Á đông và đã hành sử như một người phụ nữ Á đông!
Trong thư, Amy cũng báo cho tôi biết tin vui: đã sanh cháu trai Eric vào ngày mồng 2 tháng 6 năm 1967. Tuy nhiên Amy vẫn đang buồn và lo lắng về số phận của Jack kể từ khi nhận được thư và tài liệu của Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack gởi về.
Đọc thư Amy, tôi thấy bớt lo lắng trong lòng vì Amy và cháu Eric được mẹ lo toan chu đáo!
Và đây là lá thư cuối cùng của Amy.Và cũng là lá thư từ biệt.
Rồi năm sau, Mậu Thân, chúng tôi phải đối mặt với những cơn lốc chiến trường. ViệtCộng vi phạm lệnh hưu chiến, đã tấn công và chiếm giữ khu Thành Nội Huế hai ngày trước Tết Nguyên Đán. Tiểu Đoàn 1/TQLC đã tấn công và chiếm lại Thành Nội sau khi bị Việt Cộng chiếm trong 28 ngày đêm.
Trong thời gian tham chiến tôi bị thương trận tất cả là 4 lần, riêng trong năm 1968, bị thương 3 lần. Lần thứ 4 là lần nặng nhất, làm cho tôi có những thay đổi, xoay chiều; tôi tức tửi bị giã từ mặt trận và trở thành Sĩ quan Tham mưu thuộc Phòng 3/Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC kể từ năm 1969 .
Rồi 30-4-75 đến. Ở lại. Bắt đầu một cuộc hành trình mới với những năm tháng miệt mài qua các trại tù từ Nam ra Bắc. Những khi quá buồn khổ, những khi tinh thần chùng xuống, chùng đến đáy địa ngục của cuộc đời; tôi đã miên man nghĩ về các chiến hữu cùng đơn vị đã hy sinh. Họ đã thật sự rửa sạch nợ trần.Không còn vương mang chia ly, sầu muộn.Không còn phải chịu cơ cực, đọa đày của kiếp người trầm luân.Những lúc đó tôi mới cảm nhận được cái ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.Tôi như đang hóa thân vào vùng tan loãng, bềnh bồng của giải thoát và cứu rỗi.
Những lúc đó tôi nhớ đến Nguyễn Văn Dàng (cùng trường, cùng quê Đà Lạt, cùng đơn vị TD1/TQLC, đã tử trận trong năm Mậu thân 1968, vài tháng sau khi tôi bị thương).
Những lúc đó tôi nhớ đến Jack. Đặc biệt là Jack. Jack đã đến trên quê hương tôi một phần vì nghĩa vụ, phần khác cụ thể và thực tế hơn đã làm cho Jack náo nức, trông chờ: đó là mong có dịp gặp lại người bạn cũ. Nhưng cuộc hẹn gặp đầy nghiệt ngã, đầy đau thương, đầy nước mắt và chỉ được kết thúc bằng chia ly và vĩnh biệt!
*
Jack ơi! Mãi đến hôm nay, tôi mới có dịp trở về thành phố này. Thành phố thủ đô mà 35 năm về trước tụi mình từng có dịp rong chơi. Sao những kỷ niệm cũ dường như cuồn cuộn hiện về nơi đây, trong công viên buồn này, quyện với ‘bức tường đen’ như câm nín, như chơ vơ, lạnh lẽo!
Phản chiếu qua bức tường đen, tôi thấy bạn đang đứng bên những chiếc trực thăng và khu trục như những tấm ảnh bạn tặng tôi lúc còn huấn luyện ở Trường Phi Hành, nhưng sao mặt bạn buồn quá vậy? Trong đời binh nghiệp của tôi, qua nhiều đơn vị chiến đấu, tôi đã từng đến Đà Nẵng, Phú Bài và Huế nhiều lần, đặc biệt là trong các năm 1966 và 1968.
Hôm nay, tôi tưởng tượng như đang đứng trên Trạm Kiểm Soát Không Lưu tại phi trường Phú Bài, mắt tôi đang theo dõi chuyến trực thăng của bạn chở “Toán Trinh Sát bất hạnh” trên đường đến “Bãi Đáp Định Mệnh”. Rồi lưới đạn phòng không bay lên, trực thăng bạn trúng đạn, quay mòng và rơi xuống.Lửa và lửa.Rồi phát nổ.Tôi đang đứng trên Trạm Kiểm Soát Không Lưu, nhìn thấy bạn đó, nhưng tôi làm được gì để cứu bạn?
Jack ơi! Xác thân bạn đã trở thành tro bụi để rừng Phú Bài thêm xanh, và trên cao kia, vùng trời quê tôi vẫn còn đó và chắc bạn vẫn còn ước mơ như có lần đã viết cho tôi”Giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh bình!”
Jack, ông bạn yêu dấu của tôi ơi! Cứ bay đi. Cứ tiếp tục bay như vậy trong vùng tim tôi đang toả sáng!
Tôi đứng đây nói chuyện với bạn qua lời độc thoại và tôi đang khóc! Những giọt nước mắt thương tiếc, nhớ nhung và ân hận.Tôi khóc như tôi đã khóc trong rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ năm nào. Tôi khóc như tôi đã khóc những năm còn vất vưởng trong tù mỗi khi nhớ bạn! Tôi khóc và tôi khóc, không để ý tới những tiếng động, những bước chân và những tiếng lao xao chung quanh của du khách.
Biết bao kỷ niệm hiện về, từ ngày đầu tiên bạn ra đón tại sân ga Quantico, những giờ học trong trường, ngoài bãi, khu huấn luyện đoạn đường chiến binh, huấn luyện chiến thuật, xạ trường, hành quân đêm, ‘ba ngày chiến trận’, huấn luyện hành quân lưỡng thế và đổ bộ ở Norfolk, đám cưới của bạn và Amy, những dịp bộ ba đi chơi chung, và mùa săn nai rộn rã năm nào.
Tôi đứng đây với ngập tràn hồi tưởng.
Tôi muốn cám ơn Jack và Amy với tất cả những gì mình đã có và cho nhau trong tình bạn thời tuổi trẻ.
Tôi muốn xin lỗi Jack vì cái chết bi thương của bạn.
Tôi muốn xin lỗi Amy vì Amy đã trở thành một góa phụ khi còn quá trẻ.
Tôi muốn xin lỗi Eric vì cháu đã trở thành một đứa trẻ mồ côi cha.
Tôi muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ có tên trên ‘bức tường đá đen’ này. Quý vị đã đến giúp chúng tôi và đã hy sinh trên quê hương tôi.
Tôi cũng muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã đến phục vụ và sát cánh chiến đấu với chúng tôi. Quý vị may mắn còn sống trở về nhưng rất nhiều người trong quý vị đã bị thương tật hoặc vẫn còn mang bệnh ‘hội chứng sau Việt Nam’.
Tôi muốn cám ơn và xin lỗi tất cả từ tận đáy lòng của một Cựu Chiến Binh thuộc Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam.
Hôm nay, dưới bầu trời D.C. trong nắng hạ, tôi đứng đây trước ‘bức tường đen’, tìm được ‘địa chỉ’ của bạn trong công viên buồn này.
Tất cả đều đã được xác định.
Những mơ hồ, khắc khoải đã theo sát và ám ảnh tôi trong suốt 31 năm qua có thể sẽ không còn lởn vởn, bềnh bồng. Nhưng những dày vò, những mất mát, những thương tiếc vẫn còn đó và vẫn còn đậm nét.Vết hằn đó vẫn còn và sẽ còn trong tôi cho đến trọn đời, Jack biết không?
Jack ơi! Chúng ta đã từng là chiến sĩ, cùng chung một chiến tuyến, cùng chung một ước mơ; nhưng ước mơ của chúng ta đã không thành.
Vì lẽ, sau hơn 23 năm ngưng tiếng súng trên quê hương tôi, giải đất và vùng trời kia vẫn còn đó.
Nhưng tiếc thay!
Vẫn chưa thật sự có lại thanh bình.
*
Vài tin đặc biệt liên quan, trích thư tác giả gửi Việt Báo về phần kết của câu chuyện:
 - Sau khi Jack chết bên VN vào năm 1967. Tôi và Amy (vợ Jack) không liên lạc với nhau từ khoảng cuối năm 1967 cho tới tháng 1/2018.
Tôi dịch bài "VTQB" sang Anh ngữ: "Fatal Skies", qua hơn mấy chục người bạn Mỹ đã đọc bài Fatal Skies, họ khen là hay và cảm động nhưng không giúp tìm ra Amy. Cho tới ngày 31 tháng 12/2017, một người Mỹ có vợ VN ở New Mexico, lái xe lên Utah ghé thăm người hàng xóm của cô vợ (lúc ở VN), tôi có đến nhà người bạn (hàng xóm của cô vợ) và nói chuyện với ông Mỹ này. Khi hai vợ chồng về lại New Mexico, tôi có gởi qua email  hai bài:
"Vùng Trời Quê Bạn" và "Fatal Skies". Gần một tháng, ông bạn Mỹ này tìm ra và email cho tôi về tin tức của Amy, kể cả địa chỉ nhà và điện thoại. Suốt hơn 8 tháng nay, tôi gom lại mọi tin tức chính xác về Jack. Jack bị VC bắn rơi trực thăng tại phía Tây Nam Phú Bài (Huế) ngày 30 tháng 6/1967. Xương cốt của Jack và 4 đồng đội cùng tử trận được nông dân VN tìm thấy trong năm 2012.
Năm hài cốt này được đem về Hawaii năm 2015 để giảo nghiệm. Vợ chồng tôi, gia đình Jack (gồm có Amy và Eric, con trai duy nhất của Jack & Amy, vợ của Eric và một số thân nhân ở Hawaii; hai em trai của Jack -ở Mỹ- cùng vợ con và một số thân nhân và bạn bè của gia đình Jack) đã đi dự tang lễ của Jack ở Arlington National Cemetery hôm 27 tháng 9/2018, mới 5 ngày trước đây.
Tang lễ do TQLC Hoa Kỳ tổ chức thật là trang nghiêm và cảm động, tôi có nhờ anh bạn làm việc cho SBTN ở D.C. có đến quay phim và chụp hình tang lễ này. Tôi sẽ viết một bài mang tên là: "55 năm rồi mới gặp"; gồm có phần 1: tóm lược bài "VTQB" và phần 2: từ khi liên lạc được với Amy, con trai Eric và các em + gia đình của Jack, v.v... Và tang lễ của Jack mang đầy kịch tính ... Khi nào viết xong bài: "55 năm rồi mới gặp", tôi sẽ liên lạc với Việt Báo.
Phan Công Tôn

Monday, November 5, 2018

Thiếu tá Brent Taylor trong Nhiệm vụ cố vấn quân sự của NATO (NATO military advisory mission in southern Afghanistan, in Kandahar province)... đã hy sinh vì công vụ quốc gia

💥Amazing Grace💥💥Royal Scots Dragoon Guards💥 https://www.youtube.com/watch…
Đọc tin Thiếu tá Brent Taylor trong Nhiệm vụ cố vấn quân sự của NATO (NATO military advisory mission in southern Afghanistan, in Kandahar province)... đã hy sinh vì công vụ quốc gia. Buồn... tin buốn. RIP, God Bless Major Brent Taylor! God Bless America!
https://www.youtube.com/watch…
Brent Taylor, cũng là thi trưởng Utah city nhưng tạm thời phải từ nhiệm được thuyên chuyển sang Afghanistan; ông phục vụ trong vai trò sĩ quan chỉ huy huấn luyện trong Lực lượng Trừ Bị Quốc gia Utah. Mới đây nghe tin ông đã bỏ mình tại Kabul, A Phú Hãn, tôi thật chùn lòng. Tôi cũng có người cháu họ ra đi tại chiến trường khắc nghiệt Kandahar trước đây. Tôi đọc tác phẩm Yên Sơn tôi rất hiểu nhà văn này khi cho bài viết sau... Chúng ta sẽ ra sao nếu như con cháu của chúng ta ra đi ngoài chiến trường nguy hiểm nơi xa nhà... broken-hearted? mournful? grief-stricken?
https://www.youtube.com/watch…
"Trang 154, bài viết “Tiễn Con Đi Chiến Trường Iraq”, tác giả Yên Sơn cảm động kể lại khi người con trai nối nghiệp cha, gia nhập vào nghiệp kaki, “hổ phụ sinh hổ tử”, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, just like father like son dòng máu anh hùng. Cháu PQ nhận nhiệm sở chiến trường sôi động Iraq. Truyện kể này tôi xem trên internet nhiều lần mà tôi vốn thích vì tình phụ tử của anh. “Tiễn Con Đi Chiến Trường Iraq”, Yên Sơn viết,…
“Ðang lái xe, suy nghĩ mông lung trên đường từ nhà đến trường; tiếng reng của cell phone làm tôi giật mình, rung tay lái:
– Ba ơi Ba, con là PQ đây!
Tôi vui mừng nghe tiếng nói của đứa con xa, mặc dù nó mới về phép mấy tuần trước đây để dự đám cưới của chú em trai họ dì cậu của nó. Con cái mặc dù bao lớn, người làm cha mẹ vẫn thấy chúng trẻ thơ, cần được săn sóc:
– Con khoẻ không?
– Dạ thưa Ba con rất khoẻ, con có võ mà, con là Lục quân mà!
Nó cười thành tiếng làm tôi cũng cười theo. Nó thường trả lời chúng tôi như vậy mỗi khi được hỏi về tình trạng sức khoẻ. Nó có tính khôi hài giống tôi, theo lời mẹ nó nói. Cũng theo mẹ nó, như bất cứ bà mẹ nào trên cõi đời này, cái thói hư tật xấu gì của con cũng giống bố; ví dụ như cái tính ham bạn, mê chơi, hút thuốc, uống rượu của nó…
– Con gọi thăm Ba hay có chuyện gì không con?
– Dạ cả hai!
– Chuyện gì quan trọng không con?
– Dạ con đang làm giấy tờ để đi Iraq! Có một cái form cần quyết định của Ba trước khi con điền. Câu hỏi là nếu con bị tử nạn, Ba muốn gia đình tự lo việc chôn cất cho con hay để cho Quân đội sắp đặt theo truyền thống của họ?

Tôi nghẹn ngào, thảng thốt! Như có ai vừa đâm sâu một mũi nhọn vào tim dù biết đây chỉ là hình thức giấy tờ tự nhiên. Vậy mà tôi vẫn xúc động, ngay cả lúc này ngồi viết ra những lời đối thoại với con. Dù tôi cũng đã từng sống trên bờ sinh tử trong cuộc chiến năm xưa; dù biết trước sau gì con tôi cũng tham dự chiến trường Iraq, vậy mà tôi cứ lo, cứ buồn. Bạn bè vẫn hỏi tôi có lo lắng gì khi con đi Iraq, tôi vẫn nói dối một cách tỉnh bơ “lo thì được cái gì, cho con đi lính thì phải chấp nhận”… nào là mình đã ở trong lòng cuộc chiến năm xưa, thô bạo hơn, khốc liệt hơn mà mình đâu có sợ!!! Nói chỉ để giữ vững tinh thần cho mẹ và các em nó, che lấp những nỗi lo sợ ám ảnh của một người cha trước mặt mọi người, chứ làm sao an tâm cho được! Chẳng thà chính mình tham dự còn đỡ lo hơn. Tôi chạnh lòng nghĩ tới cha tôi cứ mỗi lần loay hoay trong trách nhiệm làm cha, tôi lại nghĩ đến người! Tôi chỉ có một đứa con đi quân đội, trong khi Ba Mẹ tôi có tới ba người và hai đứa ở tuổi động viên! Tôi nhớ thương Ba Mẹ tôi quá đỗi! Nhớ những năm còn đi học, hai anh tôi trong quân ngũ, tôi đã nhiều lần thấy sự âu lo của Ba Mẹ tôi mỗi khi nghe tin qua đài phát thanh cho biết có đụng trận ở những nơi các anh tôi trú đóng. Nhất là Ba tôi. Bao giờ Người cũng tỏ ra cứng rắn với tinh thần chịu đựng và chấp nhận. Thế nhưng, giữa những đêm thâu tôi tình cờ bắt gặp Người ngồi hút thuốc ngoài hiên, mắt nhìn mông lung về hướng trời xa với những tiếng thở dài đầy ấp âu lo, với bao nỗi băn khoăn, trăn trở.
– Ba! Ba có nghe con nói gì không Ba?
– À, Ba… Ba… Ba cũng không biết nữa tôi ngập ngừng trả lời, trong khi đầu óc như tê điếng trong nỗi muộn phiền.
– Chỉ có một trong hai chọn lựa; hoặc gia đình tự lo hay là Quân Đội họ lo hết!
– Ba không biết Mẹ con muốn sao, theo Ba thì Ba muốn…
Trong đầu óc tôi chớp nhoáng những ý nghĩ đen tối… nếu nhỡ con mình… một ngày nào đó… ôi kinh khủng quá… làm sao đây? Làm sao đây? Mình phải tự lo cho con mình chứ, mình phải được nhìn thấy nó… lần cuối cùng chứ!…”
Anh suy tư về chuyện cũ, lo lắng về chuyện mới, tôi hiểu anh từ ý nghĩ.
“Những người lính Mỹ đã rời chiến trường Việt Nam trong đau thương và tủi nhục hơn ba thập niên trước; tôi cầu mong con trai tôi và hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ đang ngày đêm cận kề sinh tử tử sinh sẽ không bị bán đứng bởi lũ chính trị gia ngồi ở văn phòng, hoặc do sự vô trách nhiệm của đám truyền thông báo chí. Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.”

Đọc Yên Sơn - “Mưa Nắng Bên Đời”: https://www.facebook.com/namhai.tran.75839/…/190772205156275
May we never forget the fallen, the brave, the heroes: https://www.youtube.com/watch?v=2O0daPfqSV0
Mayor of Utah city killed in 'insider attack' in Afghanistan
Associated Press - Associated Press•November 4, 2018

Small American flag in forground, blurred additional flags in background
Vertical shot of an American flag honoring fallen heroes, with additional flags in the blurred background.

North Ogden, Utah (AP) — The mayor of a Utah city was killed during an attack in Afghanistan while he was serving with the state's National Guard, authorities said.
North Ogden Mayor Brent Taylor died Saturday in an apparent "insider attack" in Kabul, the capital of Afghanistan, the Salt Lake Tribune reported.
Another U.S. service member whose name was not immediately released was being treated for wounds sustained in the attack, U.S. military officials said.
In a statement Saturday night, Utah Gov. Herbert said he was "heartbroken at the news" of Taylor's death and felt "completely humbled by the service and the ultimate sacrifice offered by this brave and selfless soldier."
"Devastating news," Utah Lt. Gov. Spencer J. Cox wrote on his Facebook page. ""I hate this. I'm struggling for words. I love Mayor Taylor, his amazing wife Jennie and his seven sweet kids. Utah weeps for them today. This war has once again cost us the best blood of a generation. We must rally around his family."
Taylor, 39, was deployed to Afghanistan in January with the Utah National Guard for what was expected to be a 12-month tour of duty. Taylor, an officer in the National Guard, previously served two tours in Iraq and one tour in Afghanistan.
"Brent was a hero, a patriot, a wonderful father, and a dear friend," U.S. Sen. Orrin Hatch of Utah said on Twitter. "News of his death in Afghanistan is devastating. My prayers and love are with Jennie and his 7 young children. His service will always be remembered."
At the time of his deployment in January, Taylor told local media that, as an intelligence officer, he will be assigned to serve on an advisory team training the staff of an Afghan commando battalion.
"Right now there is a need for my experience and skills to serve in our nation's long-lasting war in Afghanistan," he said. "President Trump has ordered an increase in troops, and part of the new strategy focuses on expanding the capabilities of the Afghan commando units."
Taylor became mayor of North Ogden, a city of about 17,000 people 46 miles north of Salt Lake City, in 2013.
The Tribune reported that on the day of his deployment in mid-January, North Ogden police escorted Taylor and his family around town as hundreds of residents lined the streets to see him off.
Herbert scheduled a Sunday news conference with Maj. Gen. Jefferson Burton, the adjutant general of the state's National Guard.
https://www.armytimes.com/…/utah-mayor-who-served-in-army-…/
https://kutv.com/…/north-ogden-mourns-loss-of-mayor-killed-…
-----------------------------------------------------------------------------------
Mayor of Utah city killed in ‘insider attack’ in Afghanistan
Posted on November 4, 2018 by Afshan Zahra in World

North Ogden: The mayor of a Utah city was killed during an attack in Afghanistan while he was serving with the state’s National Guard, the Salt Lake Tribune and other media report.
The Tribune says that Mayor Brent Taylor died Saturday in an apparent “insider attack” in Kabul, the capital of Afghanistan. American military officials say another U.S. service member is being treated for wounds sustained in the attack.
The Utah National Guard has identified the service member killed as a member of the Guard. The Guard member’s name is being withheld pending notification of next of kin.
But Utah Lt. Gov. Spencer J. Cox wrote on his Facebook page that Taylor has been killed.
U.S. Sen. Orrin Hatch issued a statement Saturday about Taylor’s death on Twitter.
Hatch wrote: “Brent was a hero, a patriot, a wonderful father, and a dear friend. News of his death in Afghanistan is devastating. My prayers and love are with Jennie and his 7 young children. His service will always be remembered.”–AP.
Links: https://www.usatoday.com/…/utah-mayor-brent-tay…/1883961002/
http://www.northogdencity.com/…/mayor-brent-tay…/-PhotoID-58
-------------------------------------------------------------------------------
Honoring Our Soldiers, by Kelly Roper.

Honoring Those Who Serve The Call to Duty. https://www.youtube.com/watch…
A call to duty is sent out
And the strong and the brave reply.
They do it for love of country,
So there's never a need to ask why.

They leave behind all that they love,
Their families, their homes and their lives,
Because to preserve these precious things
Is the goal for which each soldier strives.

So God bless our troops,
The courageous women and men,
Who fight to make sure
The bells of freedom peal again.

When You See a Soldier
When you see a soldier
Be sure to shake his or her hand,
And let that soldier know you're grateful
For the protection the military affords our land.

But most of all express your thanks
For every soldier's personal sacrifice.
In order to serve our country,
They risked their entire lives.

How Do You Measure a Soldier's Sacrifice?
Female soldier; Copyright Elliot Burlingham at Dreamstime.com
How do you measure a soldier's sacrifice?
Is it by the number of friends and family left behind?
Is it by the months or years given in service?

How do you measure a soldier's courage?
Is it by the number of objectives completed,
Or by the number of bullets dodged or missions served?

How do you measure a soldier's honor?
Is it by the duty he or she volunteers for,
Or by the number of medals earned?

The simple truth is that these things are immeasurable,
As is this country's debt to all who serve,
And pay the price for freedom in this land.

Welcome Home
To those who fought on foreign soil,
Who for our nation did perilously toil,
Who braved the bombs and bullets and mines,
To return home to more peaceful times,
A hearty welcome home.

To those who fought on foreign soil,
Whose lives have been marred by the enemy's toil,
Who now must rebuild body, mind and soul,
And returning to normal is now the goal,
A supportive welcome home.

To those who fought on foreign soil
Whose lives did end through dangerous toil,
To arrive home flag-draped, silent and still,
And rest in peace beneath the grass on the hill,
A reverent welcome home...

Honor The Fallen: https://www.youtube.com/watch?v=UUZHTE1jMXg
Amazing Grace Bagpipes: https://www.youtube.com/watch…